-
Văn học phi hư cấu là vậy chăng, cùng trong một thời điểm, cùng sự kiện, chúng ta có thể có những tác phẩm với cái nhìn chủ quan của các tác giả khác nhau trong dòng chảy khách quan. Văn chương phi hư cấu giúp chúng ta có cảm giác đời sống đa chiều thật hơn, và đậm tính dân chủ.
» Xem chi tiết
-
Tôi lái xe xuôi đường bờ sông Thao xuống cầu Phong Châu. Bàng bật chồi tím. Lá xưa lun phun màu mạ. Mặt sóng cuộn giấu nụ cười bí hiểm. Cơn mưa giấc trưa, vẫn là cơn mưa ngang sông xiên xiên từ thị trấn Mường bên kia giăng đến. Phanh. Hạ kính, tôi chụp màn mưa bỗng xanh màu cốm. Cô gái nhỏ đứng chắn đầu xe, tay chống nẹ. Mưa hay là nước mắt chan chan gương mặt. Giơ điện thoại, cô chìa cho tôi xem và nhấn nút. Điện thoại trong tay tôi, “ting ting”, cô đã đồng ý kết tôi là bạn.
» Xem chi tiết
-
Hình như nó vừa hỏi: Chiều nay, chú về đây lúc mấy giờ. Tôi nghẹt thở, mắc kẹt với những lời khuyên của mình. Dềnh ngoài khơi chấm thuyền nghề buông lưới thả câu lênh phênh trò chơi con trẻ.
Đến giờ tuần thám ba lính biên phòng áo phao màu cam, kéo xuồng cao tốc xuống biển..
Dưới bóng cây bàng độc bờ kè Cu Vược ngồi dựa lưng, hiu ngắm biển. Chắc nó sẽ tiêu nốt phần mùa hè còn lại dưới bóng cây mà mơ lô số
» Xem chi tiết
-
Thời ông Nguyễn Bính, mới có “áo cài khuy bấm” mà cảm thấy tan nát hết con người. Giờ, cả đại công trường, không lo lắng sao được. “Quê già phố xá thì non/ Làm cho lũ trẻ lon ton bỏ nhà”. Tôi viết câu thơ ấy cũng lâu rồi.
» Xem chi tiết
-
Tranh con giáp hình như không dành cho họa sĩ trẻ mối quan tâm nhiều lắm. Nó không phù hợp với sục sạo nôn nóng kiếm tìm của lứa tuổi này. Ngay chính bản thân tôi cầm bút vẽ đã 40 năm cũng mới chỉ vẽ tranh con giáp vào khoảng 20 năm nay. Và cũng hiếm khi dám dùng đến những chất liệu sang trọng như sơn dầu, sơn mài để thể hiện. Lý do chỉ có một: kém tài.
» Xem chi tiết
-
Một thợ rèn giỏi nhất định sẽ được bạn nghề và người tiêu dùng biết đến. Một thợ mộc, thợ đúc đồng hay người kinh doanh cũng vậy. Cái khác là người hành nghề chữ nghĩa phải chịu trách nhiệm dài lâu về trang viết của mình. Tôi hy vọng mình sẽ trở thành người làm nghề bền bỉ trước khi thực sự giỏi.
» Xem chi tiết
-
» Xem chi tiết
-
Cuối con đường ở phía xa kia//Núi Mã Yên vẫn không người cưỡi/Yên ngựa trống không/Hắt hoàng hôn mũ triều thiên lộng lẫy.
Tất cả những ai đang dạo quanh hồ/Bỗng dưng biến mất/Tất cả những con sóng mặt hồ/Đồng thanh khóc lóc/Không ai biết kiếm bạc lưng trời/Chìm hồ nước mắt em nhòa nhạt.
(Vũ Khánh)
» Xem chi tiết
-
» Xem chi tiết
-
Đỗ Phấn là người tài hoa. Nghề tay phải là vẽ tranh, còn hứng lên, rẽ ngoặt vào văn chương nhưng lập tức để lại những trang viết đắm say về đất và người Hà Nội. Năm vừa rồi, ông còn là gương mặt được lựa chọn để khởi đầu tủ sách “Hà Nội trong mắt một người”. Và cuối năm, lại thấy Đỗ Phấn ngồi vẽ tranh con giáp tặng bạn bè.
» Xem chi tiết
-
Chiếc bát trước mặt tôi bỗng nhiên sóng sánh màu hổ phách dậy ngược lên sắc vị cà cuống, cái sắc vị thơm cay nằm giữa quế chi với hoa hồi. Một sắc vị đời sống cao sang nhưng siêu thực.
Vây quanh tôi là nghi lễ kính lên, thưa xuống của người lớn. Ba chiếc chả lập lờ khiêu khích giữa thắm son cà rốt, trắng ngà đu đủ.
» Xem chi tiết
-
Là sáng tạo của một thiền sư, thơ Nhất Hạnh không nằm ngoài truyền thống thơ Thiền Việt Nam khởi đi từ thời Lý – Trần với Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Mãn Giác… Những công trình khảo cứu của ông (Việt Nam Phật giáo sử luận, Thả một bè lau…) cho thấy một trí huệ sâu sắc và uyên áo về truyền thống Thiền học trong văn chương cổ điển Việt Nam. Đối với thơ hiện đại, ông thật tinh nhạy khi chọn ra để bình giải những câu thơ mang đẫm chất Thiền vị của Quách Thoại, Trụ Vũ…
» Xem chi tiết
-
Sơn Mỹ trở thành một đề tài của sáng tác nghệ thuật có sức nhắc gợi và đánh thức lương tâm nhân loại yêu chuộng hoà bình. Ngay trong lòng đô thị miền Nam, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác và phổ biến ca khúc Đâu phải một người, đâu phải một làng. Sau chiến tranh, nhà thơ Thanh Thảo viết trường ca Trẻ con ở Sơn Mỹ. Đạo diễn Trần Văn Thủy dựng phim Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. Ở Mỹ, đạo diễn tài danh Oliver Stone chuẩn bị thực hiện phim Pinkville, nhưng thật đáng tiế
» Xem chi tiết
-
Nhà nghiên cứu cũng như người sáng tác là những người góp phần bảo toàn khuôn mặt tinh thần của giới trí thức một dân tộc. Qua những gì mà họ viết ra cũng như cách mà họ hành xử các mối quan hệ, có thể nhìn thấy phẩm chất và lương tri của tầng lớp trí thức, nội lực và tầm văn hoá của một dân tộc. Xã hội nhìn vào họ, đòi hỏi ở họ, nhất là trong những tình thế đặc biệt, vừa xây dựng được sự nghiệp, vừa bồi dưỡng được lương tri. Kẻ hậu sinh là chúng tôi, nhìn con đường chông gai mà thế hệ bậc thầy như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã đi qua, dẫu nghĩ đến cái phù phiếm của sự nghiệp văn chương để cho lòng thêm thanh thản, cũng không khỏi lo ngại về con đường xa tắp còn hiện ra trước mắt mình.
» Xem chi tiết
-
Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh xã hội về mặt triết học thì đang vận động phát triển nhưng thực tiễn còn quá nhiều ngổn ngang. Một bộ phận lớn thường xưng là " tinh hoa, đỉnh cao trí tuệ, đạo đức, văn minh" đang suy thoái và hùng hồn chứng minh những điều ngược lại. Cơ sở văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc tan rã từng mảng lớn. Những chuyện đau lòng tày trời cả nghìn xưa không có thì nay hiện hữu công nhiên làm cho những người tốt phải giật mình sợ hãi. N
» Xem chi tiết