Báo chí nước ngoài hết sức ngạc nhiên khi nghe cái tên MODIANO từ Stockholm, nhà văn giành giải thưởng Nobel văn học năm 2014. Với một số người, đây là lần đầu họ nghe tên nhà văn này. "Modiano [...] Alexandra Schwartz, viết trên The New Yorker, được biết đến ở Pháp, nhưng hầu như không ai ở đây từng nghe nói về ông. Đại học Yale sẽ phát hành gấp tuyển tập ba truyện ngắn của ông, nhưng phần lớn các các tác phẩm của ông chưa được dịch sang tiếng Anh. Phong cách viết của Modiano thật sự thuần Pháp. "
Riêng báo Le Time, đăng tựa đề "Tại sao các bạn chưa bao giờ nghe nói về Patrick Modiano ?", và khoe rằng người Anh đã "đọc", không "ít hơn một chục" tiểu thuyết được dịch của Patrick Modiano. Tuyên bố này, theo họ, khiến cho các độc giả Mỹ, kể cả những độc giả đam mê văn chương nhất "lúng túng" bởi thấy mình quê mùa.
Nhiều nguồn tin nước ngoài, như BBC hay New York Times tự bằng lòng với việc sử dụng lại câu từ của Hàn lâm viện, mô tả Modiano là "Proust của thời đại chúng ta." The New York Times còn nhấn mạnh rằng giải thưởng Nobel là sự công nhận quốc tế cho thành quả văn chương năm mươi năm của ông," so sánh tương tự như với Jean-Paul Sartre và Albert Camus. Các trang mạng của The Daily Beast và La Times đăng tiêu đề: "Nhưng Patrick Modiano là ai vậy?"
Đối với tờ Washington Post, giải Nobel là một "nghịch lý". "Ông viết những tác phẩm ăn khách nhưng ngoảnh mặt với truyền thông. Tiểu thuyết của ông mang màu sắc tự truyện nhưng những sự kiện lịch sử lại xảy ra trong thời gian trước khi ông ra đời. Phong cách viết của ông khá rõ ràng và đơn giản, nhưng ẩn giấu một sự phức điệu về thời gian.
Trong Guardian, Emma Brockes nhận định giải Nobel là hiện tượng gây sốc. Bà cho rằng đúng ra giải phải được trao Philip Roth, một tên tuổi được nhắc đến hàng năm. Trong khi đó, đồng nghiệp của bà, ông Rupert Thomson lại nồng nhiệt đón chào tác giả "mê hoặc bởi thế giới mơ hồ của thời kỳ chiếm đóng" và yêu thích phong cách viết tinh lược chứa nhiều hàm ý.
El Pais, báo Tây Ban Nha, ca ngợi các tác phẩm của Modiano về nước Pháp trong Thế chiến II, “một nhà văn đã thay đổi quá khứ và cho thế giới hiểu về Pháp thời kỳ chiếm đóng."
Còn đồng nghiệp của ông, viện sĩ viện hàn lâm Pháp, ông Jean Ormesson nhận xét: "Tôi rất vui mừng với giải thưởng "Nobel Pháp" này kể từ Le Clézio (2008). Modiano là một người bạn và một nhà văn lớn. Văn học Pháp không phải là đã chết! Sau phong trào tiểu thuyết mới làm tôi thích thú nhưng chỉ như một trò đùa, đây là sự trở lại của văn học cổ điển, thứ văn chương mạch lạc, được yêu mến của độc giả Pháp và đó mới chính là văn chương Pháp".