CHÚC MỪNG NĂM MỚI !!! NICO-PARIS.COM - Không gian Văn hóa - Giáo dục & Dịch thuật Văn học - Espace Culture - Education & Traduction littéraire
Các bài viết của tác giả Nguyễn Chí Hoan
Điều khác biệt quan trọng, về cái chết, ở đây, là ở chỗ “họ” đều còn trẻ, rất trẻ, thậm chí. Và dường như Tim O’Brien thấy cái chết xảy đến cho những chàng trai trẻ như thế bởi chiến tranh là điều tục tĩu nhất trên đời, thật sự tục tĩu, không có gì đốn mạt tồi tệ và tục tĩu hơn...
Về cuốn tiểu thuyết mới “Gần như là sống” của Đỗ Phấn...Sự thành tạo hay dựng nên một con người nghệ sĩ – đó là quá trình khởi động và thúc đẩy bởi những nhu cầu nội tâm, bởi trước hết việc nhận ra và trung thực với nhu cầu đó mà không dễ dãi lừa mị tự ru mình...
Đọc Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới Haruki Murakami - Thách thức-tiểu thuyết của ông là việc nhân vật “toán sư” chấp nhận việc chia tay cái bóng của mình trước ngưỡng cửa cuộc đào thoát khỏi “chốn tận cùng thế giới” - chia tay với thời gian tính của mình bỏ lỡ cơ hội quay về thế giới...
Khách viễn dương trên cảng Sài Gòn/Nổi còi chào năm mới/Thanh âm đại phong cầm u tối/Andante andante/Đất và trời từ lâu đã bỏ đi/Và người nữa, và mang theo bến vắng/ Chỉ còn chúng ta trong khoảng rỗng của ý thức
Hẳn là tác phẩm của Mạc Ngôn gắn với những sứ mệnh khác và đặc thù hơn tương ứng với những đặc thù của lịch sử nước Trung Quốc hiện đại tính chất bí hiểm của nó là những thứ mà người đọc gồm cả người đọc phương Tây tìm thấy hứng thú trong những câu chuyện bất tận xoay quanh vùng đất cái “làng đông...
Không có tác giả mới nào được vinh danh, lần này Hội Hà Nội dường như lại sửa đổi cái tiền lệ mấy kỳ giải thưởng trước đây. Trong khi một nhà văn lớn tuổi như Ngô Thảo vẫn ký thác vào tương lai, thì một giải thưởng ít tuổi hơn lại cho thấy hình như phía trước vẫn chỉ là dĩ vãng./.
Giải thưởng văn học thường niên năm 2014 của Hội Nhà văn Hà Nội công bố hôm 3/10 và trao tặng hôm 10/10 vừa qua đem đến những ấn tượng thú vị: giải thưởng về văn xuôi được trao cho tiểu thuyết “Dằng dặc triền sông mưa” của một họa sĩ hiện đại nổi tiếng của Hà Nội –
Thế là anh lại được tự do. Tự do thật mỏng manh như anh đã biết. Chỉ bởi vẫn luôn có cái ego rắn như kim cương nhỏ đến độ mơ hồ chứa đựng hết mọi thứ trên đời. Nó là cái hạt nhân của tự do. Nhưng nó không chỉ chứa đựng mà còn bị bao phủ bao bọc. Bằng những câu đại loại như - Vì tự do muôn đời. Anh...
Chiếc phi cơ chở một đám thiếu niên di tản chiến tranh rơi xuống một hoang đảo; toàn bộ lũ trẻ sống sót nguyên vẹn mà chiếc phi cơ lâm nạn cùng viên phi công biến mất không còn lấy một chút váng dầu; hòn đảo thì vừa không quá hiểm trở để đủ thân thiện với bọn trẻ chỉ có bộ quần áo trên mình lại vừa...
Một cuốn sách lớn luôn gợi lên những mối hoài nghi lớn. Xứ Cát là một truyện thánh tích, kiểu như “Cuộc đời và khổ nạn của Chúa”; ở đây là câu chuyện về quá trình hiển lộ và chiếm lĩnh vai trò lãnh tụ của nhân vật trung tâm - Nhà Tiên tri Paul Muad’Dib.
Có một câu nổi tiếng như một cách ngôn nói đại ý là: Ngôn ngữ cầm tù sự vật. Điều đó đúng một cách phong phú. Chẳng hạn một "con trâu" thì rõ ràng không bao giờ là hai tiếng gồm bảy chữ cái như vậy hoặc cũng không phải là một từ latinh tên khoa học nào đó thậm chí không nằm trong hai chữ "động...
Tiếng Việt trong văn chương của Tô Hoài đáng được gọi như là sinh ngữ - một ngôn ngữ sống động ở mức độ nắm bắt và biểu đạt trọn vẹn sức sống của những cảnh những người, những sự việc và thần thái của mỗi vùng hiện thực mà ông đưa vào văn học của mình.
Gặp lại trong tiểu thuyết đầu tay này của Nguyễn Ngọc Tư những nhân vật nữ dị thường/đẹp/ma mị rất hay xuất hiện trong các truyện ngắn của chị mà nhân vật “Bà già bán khói” trong Chương 7 của câu chuyện nói một lời cảm thán đặc trưng cho những nhân vật đó: “sống là một thứ bổn phận trời dúi vào tay...
Loang lổ thời gian đời lẫn trong ngày những phút không giây những giờ ngoài mặt số những tháng những tuần không trôi được nữa như những khóm cây chạy ngược đoàn tàu như đôi mắt bây giờ chạy ngược khóm cây như Bến chẳng xuôi mà Sông không thể ngược/Một ngày dài như những đám mây đến tận năm năm...
Dằng dặc mùa đông trong bóng tối khô khan mùi gỗ cháy nỗi nhớ mọc thành râu tóc mắt những thằng trai xanh như hẻm núi thị trấn chợ phiên ngợp màu áo lính sơn nữ địu con gánh ngô gánh lợn/Lượt gác đổi phiên nửa đêm thức dậy những vì sao cháy trên trời buốt giá tiếng suối tiếng rừng mơ hồ rỉ rả nghe tiếng...
...câu chuyện kỳ dị cay đắng và bóp nghẹt lồng ngực của “Chuyện người tùy nữ” có lẽ trước hết cảnh cáo ta về một tiềm năng mang tính dị truyền lịch sử của một thứ nhu cầu, ham muốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy nơi con người, cái hoàn toàn có thể diễn đạt như là sự cám dỗ của chuyên chế.
... Thôi Hiệu ơi thôi đừng hát khúc từ ly/Mùa xuân ấm vảy xanh trên lầu Hoàng Hạc/Nỗi buồn dài như đường ray, Vương Xương Linh nhớ bạn/Thành Vị Mai mưa rưới rượu qua rồi ...
Đọc “Tạp văn tuyển chọn”, Nguyễn Việt Hà, Tân Văn & NxbVănHọc, 2011; “Ông ngoại hay cười”, “Phượng ơi”, hai tập tản văn của Đỗ Phấn, ĐôngTây&NxbLao động, 2011 và Nxb Dân trí, 2012
Bông hồng nở trong không gian từng cánh đỏ/Tháng Ba chợt nồm gió cuốn hoa bay/Lá mùa đông cây xà cừ nặng nề xơ xác ngàn ngọn roi/Đón đợi vầng triều thiên mùa hạ...
Nguyễn Tham Thiện Kế biện giải ý niệm về “thượng lưu”-“Bạch Hạc” bằng hai chuỗi hình ảnh lớn: những món ăn uống tinh tế cầu kỳ mà đều là sản vật trong cách thức dân dã cốm sung cá Anh Vũ bún chả Hà Nội sắn cọ nhộng tằm dâu chè sen rượu nếp; và chuỗi thứ hai là những bối cảnh gây kinh ngạc sâu...
Có 24 bài viết trong 2 trang. Bạn đang xem trang 1/2
  •  
  • 1
  •  
  • 2
  •  
Chia sẻ trên Facebook