Có
ông tiến sĩ ngồi tỉ
mẩn tính toán ra rằng thành phố này mỗi năm phải bỏ
ra nhiều chục tỉ
đồng để khám chữa bệnh cho những nạn
nhân của bụi. Khoa học tiến bộ đến
thế là cùng. Định lượng
được cả những
thiệt hại nhỏ
như hạt bụi
khiến ai vô tư nhất
cũng phải thấy giật
mình…
Người thành phố bây giờ có tật hay ngoáy mũi. Ngồi đâu ngoáy đấy. Bôi lên thành ghế,
lên cạnh bàn, lên tờ báo đang đọc. Trẻ con bôi
lên áo nhau là chuyện thường, có đứa còn ăn. Đi chơi
xe, lên núi hoặc xuống biển,
tật ngoáy mũi thường không mang theo. Chính vì thế cư
dân tỉnh bạn vẫn
cho rằng người thành phố là thanh lịch.
Tất nhiên, không có bụi thì thanh lịch, thậm chí
thanh cao «chẳng vướng bụi
trần». Về đến
nhà lại đâu vẫn đóng đấy. Ngoáy…
Trong
bóng chiều vàng rực trên các cửa ô tắc đường, người chen chúc trong màn khó bụi mờ mịt. Gặp
em lẩn khuất gương
mặt, phờ phạc
dáng hình, chỉ còn nhìn thấy mỗi
một thứ để
khen, cái khẩu trang! Không
gian đặc kịt khói xe khiến nhiều lúc
không còn phân biệt được đâu là người, đâu là bụi,
hay tất cả đều
đã là hạt bụi chưa
kịp hóa hân ? «Hạt bụi
nào hóa kiếp thân tôi… ».
Người nhạc sĩ nếu
còn sống để chứng
kiến những ngày có quá nhiều người
và bụi trên thành phố sẽ
chẳng cần cất
lên câu hỏi ấy làm gì. Nào là những nổi
trôi bọt bèo, nào là những lang thang cơ nhỡ,
nào là những tất tả
gánh gồng, nào là những phấn
son nhòe nhoẹt, nào là những ước
vọng đổi đời,
nào là những đi ngang về tắt,
tất cả đổ
vào thành phố khuấy tung lên những gì nó gặp và
thường thì cũng chả mang về được bao
nhiêu.
Thành
phố càng đông người thì dường như người ta càng cảm thấy cô đơn.
Chẳng ai còn
đủ thời gian và sức khỏe để nghĩ đến mọi người. Mấy
triệu nỗi cô đơn
hay là mấy triệu hạt
bụi người dửng
dưng trên phố? Con sông Hồng chảy qua
thành phố không khỏi ngạc
nhiên khi thấy bên mình còn có
một dòng sống khác ngầu bụi cũng đang
chảy trôi mỗi ngày.
Một buổi
sớm gió mùa, mưa nặng
hạt, thành phố bỗng
vợi đi bao nhiêu khói bụi nhọc
nhằn…
Đ.P
_________________________________________________________________________