I) Khái quát về Hệ thống Giáo dục phổ thông Hàn Quốc
Trẻ em
Hàn Quốc từ
3-5 tuổi
thuộc
giai đoạn mẫu
giáo (Kindergarten), không bắt
buộc;
bắt đầu vào lớp 1
là 6 tuổi.
Giai
đoạn
phổ thông gồm
ba cấp học:
Tiểu học,
Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT). Tiểu học kéo dài 6 năm từ 6
tuổi đến 12 tuổi;
THCS 3 năm từ 13
đến 15 tuổi và THPT 3 năm từ
16-18 tuổi. Ở cấp học này, học sinh (HS) có thể chọn một
trong hai hướng:
vào trường
THPT cơ bản
(General High School) và trường TH nghề
(Vocational High School). Lên Đại học cũng theo hai hướng Giáo dục hàn
lâm và
Giáo dục nghề. Giáo
dục bắt
buộc ở Hàn Quốc là 9 năm ( bao gồm Tiểu học và THCS).
Chương
trình (CT) quốc
gia hiện hành của Hàn Quốc
thực
hiện
phân hóa bằng tự chọn có những đặc điểm
chính sau:
1) Từ lớp 1
đến lớp
10, HS học
chung một
CT dựa
trên chuẩn
quốc
gia. Từ lớp
11 đến 12 học
theo tự chọn.
2) Khái niệm
CT phân hóa được
giới
thiệu ở các môn tiếng Hàn, tiếng
Anh, Toán, Khoa học và Tìm hiểu XH. Từ lớp 1
đến lớp
10, CT phân hóa trên cơ sở năng lực học vấn. Đối với lớp
11 và 12, CT phân hóa trên cơ sở hứng
thú và định
hướng
nghề
nghiệp tương
lai.
3) Địa
phương
được
phép mở rộng
các hoạt động hợp lí. Bởi vì nhà trường
cần được tạo cơ hội
nhiều hơn
trong việc nâng cao năng lực của họ về vận dụng
CT với các
công việc
liên quan. Nó cũng hướng tới động viên khuyến
khích học
sinh tự học,
tự
nghiên cứu độc lập
hoặc các hoạt động sáng tạo
trong nhà trường.
4) Khái niệm
CT khóa học tự chọn (
elective course) đã được giới
thuyết. Đối với lớp
11 và 12, HS tự chọn một số khóa học để chuẩn bị
cho tương
lai của mình.
5) Giảm bớt số lượng
nội
dung CT môn học
trong năm với tổng
số nội
dung CT là 30%. Hạn chế tối đa những
gì không cần
thiết rườm rà và tổ chức các nội
dung theo một hệ thống
thứ tự bảo đảm sự
nguyên vẹn không
gián đoạn.
6) Chất lượng
CT được kiểm định xuyên suốt hệ thống đánh gía CT bằng
việc áp dụng
chuẩn đã xác định.
Chương
trình GDPT Hàn Quốc
bao gồm chương trình
cơ bản chung của
quốc gia dành cho các
lớp từ
1-10 và chương trình
tự chọn ở THPT dành cho lớp
11 và 12
Chương trình
cơ bản chung của
quốc
gia bao gồm các môn học, các hoạt động tự chọn và các hoạt động ngoài giờ lên lớp (ngoài CT)
a) Chủ đề môn học được chia ra làm 10 lĩnh vực: Tiếng Hàn,
GD đạo đức, Nghiên
cứu XH, Toán, Khoa học,
nghệ thuật ứng dụng ( công
nghệ, kinh tế
gia đình),
Thể dục, Âm
nhạc, Nghệ thuật và
Tiếng Anh. Tuy nhiên nội
dung cho các lớp 1
và 2 có sự khác biệt,
chỉ có các môn tiếng Hàn,
toán,
kỉ luật cuộc sống, cuộc sống thông
minh, cuộc sống dễ thương và
chúng
ta là lớp
Một.
b) Các hoạt động tự chọn được chia ra các hoạt động tự chọn theo môn học và
các
hoạt động tự chọn sáng
tạo.
c) Các hoạt động ngoài giờ lên lớp
bao gồm hoạt động HS tự quản lý,
các
hoạt động thích
ứng ( nghi); các hoạt động tự phát
triển, các
hoạt động dịch vụ xã
hội và
các
hoạt động thi đấu( thể thao)
Chương
trình
tự chọn THPT bao gồm các môn học và
các hoạt động
ngoài
CT.
a) Các môn học được chia thành môn chung và môn chuyên sâu
- Môn chung
bao gồm: Tiếng Hàn,
GD đạo đức, Tìm hiểu xã hội, Toán, Khoa học,
Công nghệ và
Kinh tế gia đình,
Thể dục, Âm
nhạc, Nghệ thuật, Ngoại ngữ, Chữ Hán,
cổ điển
Hy La và tự
chọn.
-
Các
môn học
chuyên sâu
bao gồm các học trình
nghiên cứu
trong lĩnh
vực nông
nghiệp, công
nghiệp, thương mại, nghề cá
và vận
tải biển, kinh tế
gia đình và GD nghề, khoa học,
thể dục, nghệ thuật, ngoại ngữ và
quan hệ quốc tế
b)
Các hoạt động ngoài CT bao gồm hoạt động tự quản, hoạt động thích
ứng, các
hoạt động tự phát
triển, các
hoạt động dịch vụ xã
hội và
các
hoạt động thi đấu( thể thao).
Năm
2007 Hàn Quốc
thay đổi CT nhưng
chủ yếu ở
THPT và chỉ điều
chỉnh
một số
chi tiết
không lớn, các
yếu tố cơ bản vẫn
giữ
nguyên nên không gọi là CT lần
thứ 8
mà chỉ gọi là CT 2007.
II. Mô hình dạy học tự chọn THPT ở Hàn Quốc
Bậc
THPT của Hàn Quốc có các loại trường
sau:
- Trường
TH PT cơ bản (
Genenerral/academic high schools)
- Trường
TH tinh hoa ( Elite high Schools)
- Trường
THPT Khoa học (
Science- focused schools)
- Trường
THPT Kĩ thuật/nghề (
Vocational/technical high schools) với các ngành như: THPT Nông nghiệp;
THPT kĩ
thuật; THPT Thương
nghiệp; THPT nghề
cá và hải dương học; THPT nghề
tổng hợp
- Trường
THPT đặc biệt (
Specialist high schools): Tiếng nước
ngoài, khoa học,
nghệ
thuật/âm nhạc;…
- Trường
THPT chuyên về
khoa học (
Specialist science high schools)
- Các trường
THPT chuyên biệt
khác ( Other specialist high
schools)
Như trên đã nêu, CT cơ bản dành cho HS từ lớp 1
đến lớp
10, còn lên 11 và 12
thì học
theo CT tự chọn. CT này được cấu
trúc theo các môn và khóa học.
1. Về kế hoạch dạy học
1.1. Các môn học tự chọn cơ bản ( General subjects)
Các môn học
|
Các môn học
chung
|
Các khóa học
tự chọn
|
|
toàn quốc
|
Tự chọn
cơ bản
|
Tự chọn
chuyên sâu
|
Tiếng Hàn
|
Tiếng
Hàn ( 8)
|
Đời
sống
ngôn ngữ
Hàn (4)
|
Nói
(4); Đọc
(8);
Viết
luận
(8); Ngữ
pháp (4); Văn học
(8)
|
Giáo dục
đạo đức
|
Giáo
dục
đạo
đức
( 2)
|
Đạo
đức
công
dân (4)
|
Đạo
đức
và tư
tưởng
(4); ĐĐ truyền
thống
(4)
|
Tìm hiểu
xã
hội
|
Tìm
hiểu
xã hội
(10) trong đó lịch
sử
Hàn quốc
(4)
|
Môi
trường
và xã hội
con người
(4)
|
Địa
lí Hàn (8); Địa
lí thế
giới(
8); Địa lí kinh tế (6); Lịch
sử
Hàn quốc
hiện
đại
và ngày nay(8); Lịch
sử
thế
giới
(8); Luật
và xã hội
(6); Xã hội
và văn hóa (8)
|
Toán
|
Toán
(8)
|
Thực
hành toán (4)
|
Toán
I (8); Toán II (8); Tích phân và vi phân (4); Xác xuất
và thống
kê (4); Toán rời
rạc
(4)
|
Khoa học
|
Khoa
học
(6)
|
Cuộc
sống
và khoa học
(4)
|
Vật
lí (4); Hóa I (4) Sinh
I (4); KH trái đất
I(4); Vật
lí II (6); Hóa II (6); Sinh
II (6); KH trái đất II (6); KH nông nghiệp
(6)
|
Công nghệ
và
Kinh tế
gia đình
|
Công
nghệ
và kinh tế
gia đình (6)
|
Máy
tính và xã hội
thông tin (4)
|
Công
nghệ
công nghiệp
(6); Quản
lí kinh doanh
(6); KH biển
(6); KH gia đình (6)
|
Giáo dục
thể chất
|
Giáo
dục
thể
chất
(4)
|
Thể
dục
và sức
khỏe
(4)
|
Lí
thuyết
thể
dục
(4); Thực
hành thể
dục
(4)*
|
Âm nhạc
|
Âm
nhạc
(2)
|
Âm
nhạc
và cuộc
sống
(4)
|
Nhạc
lí (4); Thực
hành âm nhạc
(4)*
|
Nghệ thuật
|
Nghệ
thuật
(2)
|
Nghệ
thuật
và cuộc
sống
(4)
|
Lí
luận
nghệ
thuật(4)
Thực
hành nghệ
thuật
(4)*
|
Ngoại ngữ
|
Tiếng
Anh (8)
|
Tiếng Đức I (6)
Tiếng Pháp I (6)
Tây Ban
Nha I (6); Trung quốc I (6); Nhật bản I (6); Nga I (6); Ả rập I (6)
|
Anh I (8); Anh II(8); Tiếng Anh văn phạm (8); Tiếng Anh đọc hiểu (8); Viết luận tiếng Anh (8); Tiếng Đức II (6); Pháp II (6); Tây Ban Nha II(6); Trung quốc II(6); Nhật bản II(6); Nga II
(6); Ả rập II(6)
|
Chữ Hán
|
|
Chữ
Hán cổ (6)
|
Văn
học
viết
bằng
chữ
Hán (6)
|
Huấn luyện quân
sự
|
|
Huấn
luyện
quân sự
(6),Triết
học
(4); Logic (4); Tâm
lý (4); Giáo dục
học
(4)
|
|
Nghệ thuật tự do
|
|
Cuộc
sống
kinh tế
(4); Tôn giáo (4); Kinh
tế
và môi trường
(4); Vị
trí và nghề
nghiệp
tương
lai (4); Những
vấn
đề
khác (4)
|
|
Tổng các
units
|
(56)
|
Trên 24
|
Dưới
12
|
Hoạt động tự chọn
|
(12)
|
|
|
Hoạt động ngoài giờ
|
(4)
|
|
|
Tổng toàn
bộ
|
(216)
|
|
|
a)
Các số
trong vòng đơn là số đơn vị bài học
(units) cần
hoàn thành.
b)
Số
units được
phân cho các khóa học
chung cơ bản và các hoạt động tự chọn cùng với 4
units hoạt động ngoại
khóa được hoàn thành
vào lớp
10.
c)
Chương
trình chuyên sâu về GD
thể chất, âm nhạc và nghệ
thuật được đánh dấu
hoa thị
(*) sẽ được lựa
chọn từ các môn học chuyên sâu GD thể chất,
và nghệ
thuật .
d)
Chương
trình tự chọn chuyên
sâu không bắt
buộc
nhà trường
có thể lựa
chọn các môn học chuyên sâu
trong CT quốc
gia hoặc tự đề xuất các khóa học mới phù
hợp với địa phương
với sự cộng
tác của cơ
quan GD tỉnh/
thành phố (
MPOE)
1.2. Các môn học tự chọn chuyên sâu (Specialized Subjects)
Học tự chọn ở
THPT được chia theo ba
cấp độ:
Lĩnh vực môn học,
các môn học và ngành
học.
Chương
trình nêu lên các lĩnh vực lớn
sau đây: Đời sống nông nghiệp;
Công nghiệp; Thông tin thương
mại; Nghề cá và vận tải biển; Kinh tế gia đình và giáo dục nghề; Khoa học;
Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Tiếng nước ngoài;
Quan hệ quốc tế.
Trong mỗi lĩnh vực lớn lại có nhiều khóa học và ngành học. Chẳng hạn đây là hệ thống các ngành học và khóa học được đề xuất để HS tự chọn trong lĩnh vực nông nghiệp và nghệ thuật:
Lĩnh
vực
môn
học
|
Nông nghiệp
|
Khóa
học
|
Những hiểu biết về nông
nghiệp; Kĩ
thuật cơ bản về nông
nghiệp; Quản lí
thông
tin nông
nghiệp; Quản lí
nông
nghiệp; Sinh học
cơ bản; Trồng trọt; Kĩ
thuật thu hoạch
sản phẩm; Rừng và
con người; Kĩ
thuật trong tài nguyên rừng, Nghề
làm
vườn;Đời sống nghề
làm
vườn; Sản xuất vật liệu; Kĩ
thuật làm
vườn I và
II; Động vật và
khoa học; Kĩ
thuật sinh sản;
Con tằm và
nhà
máy
sợi; Kĩ
thuật quay tơ;
Máy
nông
nghiệp; Máy
đọng cơ trang trại;
Kĩ
thuật máy
nông
nghiệp I và
II; Nước và
nông
nghiệp; Nông
thôn
và
phát
triển đất nông
nghiệp; Ứng dụng kĩ
thuật nôn
nghiệp I và
II; Khoa học lương thực; Hệ thống vệ sinh thực
phẩm;Kĩ
thuật chế biên
thức ăn
I và
II; Bảo vệ môi
trường ; Quản
lí
môi
trường I và II; Tạo
Phong cảnh; Kĩ thuật kiến trúc
phong cảnh I và II; Phân phối sản phẩm nông
nghiệp; Quản lí
lưu thông
I và
II; Những vấn đề khác…
|
Ngành
học
|
Tài nguyên thực
vật; Quản lý
nông
nghiệp; Chế biến thức ăn;
Tạo phong cảnh
( landscaping); Bảo vệ môi
trường; Tài
nguyên
động vật; Ứn dụng kĩ
thuật nông
nghiệp; Máy
nông
nghiệp; Phân
phối sản phẩm nông
nghiệp; Những lĩnh
vực khác…
|
|
Nghệ thuật
|
Khóa
học
|
-
Lý
thuyết âm
nhạc; Lịch sử âm
nhạc; Hát
và
nghe; Thực hành
những bài
tập lớn; Nhạc thính
phòng;
Hợp xướng và
dàn
nhạc, Trình
diễn; Máy
tính
và âm nhạc; Ấn tượng âm
nhạc;
-
Lý
luận nghệ thuật;
Lịch sử nghệ thuật; Thiết
kế; Hội họa; Điêu khắc; nghệ
thuật kĩ
nghệ, Nghệ thuật hình
ảnh; thư
pháp
-
Lý luận khiêu
vũ;
Lịch sử khiêu
vũ;
Phân
tích sự chuyển động; Múa
Hàn;
Balee; Múa
hiện đại; Múa
dân
gian; Khiêu
vũ âm nhạc; Múa
sáng
tạo; Ấn tượng khiêu vũ
-
Nhập
môn
văn
học; Lịch sử văn
học; Cú
pháp;
Văn
học cổ điển;
Văn
học hiện đại; Làm
thơ; Viết truyện
ngắn; Soạn kịch
-
Nhập
môn
về sân
khấu; Nhập môn
về điện
ảnh; Lịch sử sân
khấu; Lịch sử điện
ảnh; Nghệ
thuật đàm
thoại; Trình
diễn cơ bản, Kĩ
thuật sân
khấu; Phát
thanh và
truyền hình;
Thực hành
những bài
tập lớn
-
Nhập
môn
về nhiếp ảnh; Lich sử
nhiếp ảnh; Thực
hành
chụp ảnh cơ bản; Thực hành
chụp ảnh trung cao; Thực
hành
trong buống tối;Thực hành
với đèn sáng;
biên
tập ảnh
-
Những
khóa
học khác
|
Ngành
học
|
Âm nhạc; Nghệ
thuật; Khiêu vũ;
Sáng
tác
văn
học; Sân
khấu và
điện
ảnh; Nghệ
thuật nhiếp ảnh
|
a)
Nhà trường THPT
hướng
tới
GD chuyên sâu, gợi ý cho HS 82 đơn vị bài học (units)
như là các khóa học từ
trong bảng
nêu trên.
b)
Nhà trường
THPT hướng
tới
GD chuyên sâu với sự gợi ý về các khóa học tự chọn bắt
buộc
cho nhiều hướng
( tracks) khác nhau:
-
Nông nghiệp: Những hiểu biết về nông
nghiệp; Quản lý
thông
tin nông nghiệp
-
Công nghiệp: Nhập môn
về công
nghiệp; Thiết kế cơ bản về công
nghệ thông
tin
-
Thương
mại: Kinh tế thương mại; Những nguyên
tắc tính
toán;
Nhập môn
về máy
tính
-
Công nghiệp cá và vận tải
biển: Hải dương học cơ bản; Thiết lập thông
tin về nghề cá
và vận tải biển; Ngư trường cơ bản ( luồng về công
nghiệp cá);
Buôn bán hàng
hải cơ bản ( luồng của Vận tải biển)
-
Kinh tế
gia đình và GD nghề: Phát triển người; Nhập môn
máy tính
-
Ngoại
ngữ: Môn học I về chuyên
ngành
Ngoại ngữ và
nghe
-
Thương
mại
quốc tế: Đọc hiểu tiếng Anh; Tri thức
cộng đồng; Truyền
thống và
văn hóa Hàn
Quốc
c)
Những
người
quản lý tại các tỉnh/
thành sẽ
quyết định về số đơn vị học (units)
tối đa cho các khóa học
chuyên sâu trong mỗi lĩnh vực môn học.
Với
trường
hợp
Ngoại
ngữ và Thương
mại
quốc tế, số units tối đa ít hơn 8 .
d)
Các khóa học
Ngoại
ngữ đề xuất ở trường
THPT trong hướng
Thương
mại quốc tế có thể tự chọn
theo hướng
của
Ngoại
ngữ.
Số lượng HS trong mỗi lớp học ở Hàn Quốc qua một số năm
Loại
|
1980
|
1990
|
2000
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
Tiểu
học
|
51.5
|
41.4
|
35.8
|
30.9
|
30.2
|
29.2
|
27.8
|
THCS
|
62.1
|
50.2
|
38.0
|
35.3
|
35.0
|
34.7
|
34.4
|
THPT
|
59.9
|
53.6
|
44.1
|
33.7
|
34.3
|
35.1
|
34.2
|
Có thể thấy số HS
trong mỗi lớp/
mỗi cấp
qua các năm giảm rất đáng kể.
Những
năm gần đây 2008- 2009 số HS
cho cả ba
cấp học của Hàn Quốc
chỉ trên dưới
30 HS. Đó là một
con số lí tưởng
về sĩ
số so
với
Việt
Nam.
Sách giáo khoa, sách điện tử và các phương tiện khác
Có
nhiều bộ
SGK, nhất là sách của các môn
liên quan đến kỳ thi quốc gia (vào đại học – Cao đẳng) như Toán, Tiếng
Hàn, Tiếng
Anh... Trong nhiều năm qua, Bộ GD giao quyền
cho các công ty tư nhân tổ chức
biên soạn và in ấn,
phát hành sách
giáo khoa trừ một số bộ môn, trong đó có bộ môn tiếng
Hàn. Sách giáo
khoa do đội ngũ các GS đại học,
cơ
quan chuyên môn của Bộ,
Viện
CT và Đánh giá Hàn Quốc
(KICE) tổ chức
biên soạn...
Các nhà xuất bản tự tổ chức và gửi lên trên để được xem xét, đánh giá và cấp
phép (Textbook certification)
Có
ba loại
SGK: Loại
I do Bộ GD
biên soạn và giữa bản
quyền;
Loại
II Được Bộ GD
cấp
phép (certified) và có thể sử dụng;
Loại
III là loại sách có xác nhận (recognized) hoặc
chịu sự quản lí của Bộ
GD.
Loại I
là loại gần
như dùng trong tất cả các trường
tiểu học.
Với
THCS là các môn
như Tiếng Hàn,
Lịch sử Hàn
Quốc, Giáo dục
đạo đức. Loại
II là loại sách của các công ty và nhà xuất
bản tư nhân biên soạn có sự phê duyệt của Bộ
GD- KH-CN ( MEST), được sử dụng
phần lớn
trong các trường
THCS và loại
III cũng có sự phê duyệt của
MEST nhưng
dựa vào yêu cầu của
Hiệu
trưởng
và những
người
quản lý tại cơ
quan GD tỉnh
thành phố- là
loại rất ít được sử dụng.
Học
sinh các trường
THPT phải
mua sách giáo khoa, nhưng
với
giá rẻ.
Năm 2010 MEST tuyên bố vào năm 2011 sẽ thay đổi SGK truyền
thống (sách giây)
bằng
SGK điện tử dựa vào bảng
PCs. Các nhà trường có thể lựa
chọn
SGK điện tử,
nhà trường
và HS có thể sử dụng
kho thông tin khổng
lồ của Cục
nghiên cứu
thông tin và GD Hàn Quốc thuộc
MEST. Đã có hơn
60 trường
Tiểu học và TH đã sử dụng
SGK điện tử. Mục
tiêu của
MEST là toàn bộ các nhà trường
sử dụng
SGK điện tử vào năm 2015.
Bên cạnh
SGK, Hệ thống
phát thanh- truyền hình về chương
trình GD (Educational Broadcating
System- EBC) đã thành lập từ
1990 nhằm
giúp nhà trường mở rộng
cơ hội học tập.
Hiện
nay, EBC có một kênh truyền
hình công cộng
với
hai đường cáp TV, một kênh Radio và một tổ chức hơn
600 người.
MEST bao cấp
cho hệ thống
CT này khoảng
40% ngân sách và đề xuất xây dựng
cơ sở
cho toàn bộ CT
này.
Chương
trình GD qua TV phát trên 13 giờ mỗi
ngày từ thứ
hai đến thứ sáu và 24 giờ vào thứ 7,
chủ nhật.
Chương
trình GD qua Radio phát mỗi
ngày 20 giờ/
ngày…
MEST mong muốn các cơ
quan GD tỉnh
/ thành cố gắng
phát triển và phổ biến
nhiều
loại tư liệu dạy và học
khác nhau ngoài SGK. Tất cả các nhà trường được cổ vũ khuyến khích
sử dụng
các chương
trình và tư liệu đa phương
tiện (
mutimedia) như chương
trình radio, TV, tư liệu
nghe-nhìn, máy tính… trong sự kết hợp với
SGK. Cung cấp
cho nhà trường
không chỉ SGK
mà còn các tư liệu
khác như Sổ
tay GV, băng audio, băng video, phần mềm máy tính, CD-ROM… những tư liệu có thể có được.
Cục
nghiên cứu
thông tin và GD Hàn Quốc (KERIS) đã thành lập từ
1999 nhằm mục đích phát triển các phầm mền
GD chất lượng
cao cho GD nhà trường với
website http://english.keris.or.kr/ .
Ngoài ra còn có EDUNET (mạng GD), ở đây cung cấp miễn phí hệ thống thông tin GD cho GV,
HS, phụ huynh. Nó
cung cấp các thông
tin về tư liệu học tập theo chủ đề. Hướng dẫn GV, phần mềm GD; các thông
báo và hướng dẫn, mở các cuộc thảo luận, diễn đàn, thông
tin và tổ chức GD, các số liệu thống kê về GD, EDUNET có địa chỉ http://www.edunet4u.net/main/english.
Hà
Nội
tháng 3/2012
Đ.N.T
(Còn tiếp)
body {padding:0;margin:0;}