CHÚC MỪNG NĂM MỚI !!! NICO-PARIS.COM - Không gian Văn hóa - Giáo dục & Dịch thuật Văn học - Espace Culture - Education & Traduction littéraire
Giáo dục

VAI TRÒ CỦA LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Thứ ba ngày 15 tháng 5 năm 2012 12:00 AM
Nghị luận là bàn bạc, tranh luận; là nói lý nói lẽ; là thuyết phục người đọc bằng lập luận lô-gic chặt chẽ. Cái hay, cái đẹp của bài văn nghị luận cũng là ở chỗ đó. Luận điểm mới mẻ, độc đáo là hết sức quan trọng, nhưng để bài văn có sức thuyết phục cao thì riêng lun đim chưa đủ. Ở đây còn cần đến vai trò ca lp lun. Phải biết lập luận, tức là phải biết trình bày và triển khai luận điểm; biết nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; biết dùng những lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ điều mình muốn nói, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với mình. Luận điểm là nội dung còn lập luận là hình thức diễn đạt nội dung ấy; lập luận là cách nói, là phương pháp thuyết phục đối tượng…

Cùng một nội dung, cùng hướng tới một mục đích nhưng hai cách nói, hai cách trình bày khác nhau có thể dẫn đến hai kết cục khác xa nhau. Ngày xưa Vua Cảnh Công nước Tề có con ngựa quý, giao cho một người chăn nuôi. Một hôm con ngựa tự nhiên lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là người này giết ngựa, sai ngay quân cầm dao để phanh thây người ấy. Án Tử[1] đang ngồi chầu, thấy thế, ngăn lại, hỏi vua rằng: “Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa phanh thây người thì bắt đầu từ đâu trước?” Cảnh Công ngơ ngác nhìn nói: “Thôi hãy buông ra, đem giam xuống ngục để rồi trị tội”. Án Tử nói: “ Tên phạm này chưa biết rõ tội mà phải chịu chết thì vẫn tưởng là mình bị oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó rồi hãy hạ ngục”. Vua nói: “ Phải”.  Án Tử bèn kể tội rằng:

“Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất quý của vua là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng vì một con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua; ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ là ba tội đáng chết, ngươi đã biết chưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục…

Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: “Thôi, tha cho nó! Tha cho nó! Kẻo ta lại mang tiếng bất nhân.”[2]

Trong câu chuyện trên rõ ràng cái chết và sự sống của người chăn ngựa nằm trong gang tấc. Kết cục anh ta được cứu sống chỉ vì nhờ mấy lời nói nhẹ nhàng của Án Tử. Ở đây“cũng là can ngăn  mà không nói thẳng, cùng bức bách  quá làm cho người có tật hổ thẹn không muốn nghe, nhưng gợi cái lòng tự phụ của người, chuyển được cái bụng người, khiến cho phải tỉnh ngộ mà chừa đi thì mới là giỏi”. Cái giỏi của Án Tử  chính là việc biết trình bày, biết dẫn dắt, biết cách thuyết phục… tức là biết lập luận. Những sứ thần ngoại giao, nhà hùng biện, các chính khách, nhà chính luận nổi tiếng … đều rất linh hoạt và tài giỏi trong việc thuyết phục, đối đáp; luôn biết cách dồn đối phương vào chỗ “ không đường chối cãi”, “ buộc phải công nhận” bằng những lập luận đôi khi rất đơn giản nhưng thật sắc sảo. Trường hợp Nhan Súc nói chuyện với vua Tề chẳng hạn. Vua Tuyên Vương nước Tề đến chơi nhà Nhan Súc. Vua bảo:“Súc lại đây!”. Nhan Súc cũng bảo: “ Vua lại đây”.  Các quan thấy vậy, nói: “Vua là bậc chí tôn, Súc là kẻ hạ thần; Vua bảo: “Súc lại đây”, Súc cũng bảo: “Vua lại đây” như thế có nghe được không?”

Nhan Súc nói: “Vua gọi Súc, mà Súc lại thì Súc là người hâm mộ thần thế. Súc gọi vua mà vua lại thì vua là người quý trọng hiền sĩ. Nếu để Súc này mang tiếng hâm mộ quyền thế thì sao bằng để nhà vua được tiếng là quý trọng hiền tài”. Vua nghe nói giận lắm, gắt lên rằng: “Vua quý hay kẻ sĩ quý?”. Nhan Súc đáp: “Sĩ quý, vua không quý”. Vua hỏi:“Có sách nào nói thế không?”, Nhan Súc thưa: “Có, ngày trước, nước Tần sang đánh nước Tề, có hạ lệnh: “Ai đến gần mộ ông Liễu Hạ Quý kiếm củi thì phải xử tử”. Lại có lệnh: “Ai lấy được đầu vua Tề thì được phong hầu và thưởng ngàn lạng vàng”. Xem thế cũng đủ biết cái đầu ông vua sống không bằng cái mả của kẻ sĩ đã chết.”[3]

Những bài văn nghị luận nổi tiếng đều là những bài văn hàm chứa trong đó những cách lập luận sắc sảo, mẫu mực. Tính lô-gic, chặt chẽ với những lý lẽ rõ ràng, những chứng cớ hiển nhiên buộc người nghe không thể không công nhận là đặc điểm của những bài nghị luận này.

Lý Thái Tổ thuyết phục triều đình dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long bằng cách bắt đầu từ việc nêu lên ý nguyện tốt lành: “ Ch mun đóng đô nơi trung tâm, mưu toan nghip ln, tính kế muôn đi cho con cháu; trên vâng mnh tri, dưới theo ý dân”. Từ đó chỉ ra bài học lịch sử, phê phán hai nhà Đinh, Lê “không noi theo du cũ Thương, Chu… khiến cho triu đi không được lâu bn”. Và cuối cùng bài Chiếu nêu lên tất cả những lợi thế nhiều mặt của thành Thăng Long: vào nơi trung tâm tri đt; được cái thế rng cun h ngi. Đã đúng ngôi Nam Bc Đông Tây, li tin hướng nhìn sông da núi. Đa thế rng mà bng; đt cao mà thoáng. Dân cư khi chu cnh khn kh ngp lt; muôn vt cũng rt mc phong phú tt tươi". Những lý lẽ và dẫn chứng ấy tất yếu buộc người nghe phải công nhận kết luận: “Xem khp đt Vit ta, ch nơi này là thng đa. Tht là chn t hi trng yếu ca bn phương đt nước, cũng là nơi kinh đô bc nht ca đế vương muôn đi”.

Bài Hch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn cũng là một mẫu mực về phép lập luận. Để thuyết phục tướng sĩ phải chăm luyện tập binh thư, bài Hịch mở đầu bằng việc nêu lên sự thật lịch sử: Đó là từ xưa đến nay, những trung thần nghĩa sĩ đều hết lòng với chủ tướng. Tiếp theo đó ông trình bày những suy nghĩ của mình một cách hết sức chặt chẽ:

  • Ta vốn cùng các ngươi sinh ra và lớn lên trong cùng một cảnh.
  • Ta lại đối xử với các ngươi hết sức chu đáo, tận tình
  • Thế mà nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn… ăn chơi, tiêu khiển… thì hậu quả sẽ ra sao.
  • Nếu các người nghe lời ta dạy bảo thì sẽ có một tương lai tốt đẹp thế nào.

Lô-gic của cả bài Hịch là thế và ngay trong một đoạn cũng hết sức chặt chẽ như thế. Chẳng hạn đoạn, Trần Hưng Đạo chuyển sang nhận định tình hình tư tưởng và hoạt động của tướng sĩ lúc đó mà ông nghiêm khắc phê phán nhiều mặt:“ Nay các ngươi nhìn ch nhc mà không biết lo, thy nước nhc mà không biết thn….. Lúc by gi, du các ngươi mun vui v phng có được không?”. Đây là một đoạn văn trọng tâm rất hay, ý văn có tình có lý, lời văn sắc bén, sôi động, đầy hình ảnh, âm thanh uyển chuyển nhờ có pha lối biền ngẫu. Tác giả khơi dậy tình cảm căm thù giặc rồi chuyển sang phê phán những biểu hiện tiêu cực, những tư tưởng và hoạt động không hợp thời của tướng sĩ, nặng về mặt cầu nhàn và hưởng th cá nhân, thiếu tinh thần cảnh giác đối với mưu đồ đen tối và sâu xa của giặc, cũng như thiếu tinh thần trách nhiệm đối với vận mệnh và tiền đồ dân tộc. Từ đó “Trần Hưng Đạo đã dựng lên hai vin cnh: Một viễn cảnh đen ti của nước mất nhà tan, một viễn cảnh sáng chói trong độc lập, tự do. Hai viễn cảnh trái ngược nhau, tất yếu sẽ diễn ra tình huống khác nhau mà yếu tố quyết định là do ta chứ không phải giặc. Từ lối đối sánh qua hai vin cnh tương phn, Trần Hưng Đạo nêu ra hai con đường: nước mất nhà tan và độc lập, tự do; biểu hiện hai lẽ: chính và tà, phải và trái, sống và chết. Con đường sống, chết đã rõ; lẽ phải, trái đã rõ. Muốn sống, chỉ có con đường duy nhất là phải chuẩn bị chiến đấu chống giặc; muôn người như một, quyết tâm đứng lên giữ nước giữ nhà.”.[4]

Lô-gic lập luận của Nguyễn Trãi ở bài Đi cáo bình Ngô lại thể hiện ngay trong bố cục của bài cáo.  Phần đầu nêu lên lập trường chính nghĩa: “Vic nhân nghĩa ct yên dân - Quân điếu pht trước lo tr bo”. Phần II lập luận để khẳng định: Nước Đi Vit là chính nghĩa. Phần III tập trung chứng minh: quân Minh là bt nhân, bt nghĩa. Phần IV dẫn đến lẽ tất yếu: vì nhân nghĩa phi chiến đu chng gic Minh và cuối cùng phần V: lập luận để thấy do trọng nhân nghĩa, nhờ nhân nghĩa mà ta đã toàn thng gic Minh.

Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe, cách phân tích bằng nhiều thủ pháp nhỏ như so sánh, liên hệ, đối chiếu, nêu dẫn chứng thực tế, đưa số liệu thống kê… Tuyên ngôn đc lp của chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực như thế.

Không phải ngẫu nhiên ngay từ đầu, Người đã dẫn ra hai bản Tuyên ngôn tiếng của Pháp và Mỹ. Cả hai bản Tuyên ngôn này đều khẳng định quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc, mỗi con người. Từ chỗ khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”, Hồ Chí Minh đặt lại vấn đề: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.”. Luận điểm này đã được Người chứng minh rất cụ thể và sáng tỏ ở nhiều phương diện:

  • V chính tr, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào….
  • V kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều….

Sau khi chứng minh một cách hùng hồn bản chất vô nhân đạo của bọn thực dân Pháp, Người khẳng định một sự thật: “Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.”

Đây cũng là một luận điểm hết sức quan trọng trong hệ thống lập luận của tác giả bản Tuyên ngôn. Bởi vì phải xuất phát từ đây, Người mới khẳng định và “tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.

Kết luận bản Tuyên ngôn được rút ra như một lẽ tất yếu, một lo-gic tự nhiên, một lẽ phải thông thường, ai cũng phải công nhận: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”[5]

Muốn cho lập luận chặt chẽ, kín cạnh, khi viết nên đặt mình vào địa vị người đọc, nhận là người đọc không cùng một ý với mình, rồi giả định những lời phản bác có thể có từ độc giả ấy để lập luận cho hết nhẽ và "kín võ". Vì thế lập luận trong một bài văn nghị luận thường chứa đựng một nội dung đối thoại ngầm về một vấn đề nào đấy. Ở đây, thao tác lập luận bác bỏ thường được vận dụng một cách triệt để. Thao tác này thường dùng cách đặt ra các câu hỏi để làm nổi bật sự thật, để phơi bày mặt trái, mặt vô lý của vấn đề… Đoạn văn sau đây của Ngô Đức Kế, xét trên bình diện lập luận là một đoạn văn rất tiêu biểu về nghệ thuật bác bỏ:

“…Thậm chí sùng bái Truyn Kiu mà nói rằng: "Truyn Kiu là quốc hoa, quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam" – không biết có còn quốc gì nữa không?- Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: "Nguyễn Du đổ máu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi”. Ông Nguyễn Du dịch Kiu từ đời Gia Long, thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyn Kiu, thì nước ta không quốc hoa, không quốc túy, không quốc hồn, thế thì cái văn trị vũ công[6] mấy triều Đinh, Lý, Trần, Lê sáng chói rực rỡ đó đều là ở đâu đem đến cho bọn "học thuê viết mướn" ấy mà thôi; thế thì những bậc đại hào kiệt, đại huân nghiệp[7], cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta ngày xưa, không ai làm được vẻ vang cho giống nòi, không ai đáng kỷ niệm cả, mà chỉ ông văn sĩ “Trăm năm trong cõi” là làm vẻ vang giống nòi, là đáng kỷ niệm mà thôi ? Giống nòi ta vẻ vang ra thế nào?” [8]

Phê phán Phan Khôi, bác bỏ lại luận điểm: tinh thn quyết đnh trình đ vt cht của học giả này, nhà chính luận Hải Triều viết: “ Ông Phan nói:“Hễ tinh thần đến một cái trình độ kia thì vật chất cũng đến một cái trình độ kia”. Không phải thế, chính là: Hễ vật chất đến một cái trình độ kia thì tinh thần theo đó mà cũng đến một cái trình độ kia. Ông cho tinh thần phương Đông kém, nên vật chất Đông phương cũng kém. Không phải thế. Chính vật chất phương Đông kém nên tinh thần Đông phương kém theo…Nói tóm lại: ông Phan cho chúng ta thua kém về tinh thần nên mới thua kém về vật chất. Tôi nói chính chúng ta thua kém về vật chất nên mới thua kém về tinh thần. Cái lắt léo của ông Phan với tôi chỉ có mấy chữ mà nó khác nhau như trời với đất, nó chống chọi nhau như nước với lửa.”[9]

Để thuyết phục người đọc luận điểm: Sáng tác ngh thut là mt s thng nht gia cái lp li và cái không lp li; để khẳng định “không biết đến tính độc đáo sáng tạo thì không hiểu được nghệ thuật đã đành mà không ý thức được về cái lặp lại, thì cũng không hiểu đúng được nghệ thuật”, Trần Đình Sử lập luận bằng việc phân tích một chi tiết trong Truyn Kiu theo lối bác bỏ: “Trong truyện Kiều có người xem chi tiết “Sn thây vô chủ bên sông- Đem vô để đó lộn sòng ai hay” là sự phản ánh hiện thực của một thời loạn ly cuối Lê đầu Nguyễn, ở đâu cũng bắt gặp thây người vô chủ. Nhưng đó là lầm. “Sn thây” ở đây cũng như “Hiên sau treo sn cầm trăng”, “ Sn tay khăn gấm quạt quỳ”; “Trên bàn sn bức tiên hoa”; “Trên yên sn có con dao”; “ Phật tiền sn có mọi đồ kim ngân”… nghĩa là các “đạo cụ” có sẵn để làm cho cốt truyện phát triển đúng hướng, không lạc vào chuyện “tìm đàn”, “tìm thây”, “tìm dao”…một cách không cần thiết. Như vậy “sẵn thây” nằm trong quy tắc tổ chức truyện của nhà văn chứ không phải chi tiết phản ánh hiện thực”[10]

Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào việc hành văn, giọng văn; vào cách dùng từ, đặt câu. Do đặc điểm và tính chất của nó, văn nghị luận ít dùng loại câu mô tả, trần thuật "kể lể" sự việc mà chủ yếu dùng loại câu khẳng định và phủ định với nội dung hầu hết là các phán đoán hoặc những nhận xét, đánh giá chắc chắn, sâu sắc. Ví dụ: "Đời Kiều là một tấm gương oan khổ, một câu chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã hội cũ. Dựng lên một con người, một cuộc đời như vậy là một cách Nguyễn Du phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề của thời đại. Lời phát biểu ấy trước hết là một tiếng kêu thương. Một tiếng kêu não nùng, đau đớn, suốt trong quyển truyện không lúc nào không vẳng vặng bên tai" [11]

Cũng có khi người viết sử dụng giọng văn  mỉa mai bóng gió pha chút gai góc. Chẳng hạn khi Nguyễn Đăng Mạnh viết “...Thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng “vô úy”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loại quỷ sứ chứ đâu phải là người! Ch người t của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: Cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ. Loại người này, thực ra rất hiếm hoi, hay nói đúng hơn, không thể có được. Nhưng loại người sau đây thì chắc không ít: Sợ rất nhiều thứ, nhất là quyền thế và đồng tiền, nhưng đối với cái tài, cái đẹp, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ, giầy xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất”[12].

Những bài văn có thêm giọng này như có thêm chất muối đậm đà hơn, sắc sảo hơn, như thấp thoáng một nụ cười châm chọc, hóm hỉnh sau những dòng chữ. Đây thường là chỗ người viết trực tiếp tỏ bày tư tưởng của mình, sự yêu ghét, khinh trọng của mình với bạn đọc.

Do nhu cầu lập luận, văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: Tht vy, tuy thế, bi l, cho nên, vì vy, không ch… mà còn, có nghĩa là, gi s, nếu như, trước hết, sau cùng, mt mt, mt khác, nói chung, tóm li, tuy nhiên, bên cnh đó v.v… có thể gọi chung là hệ thống t lp lun. Chẳng hạn:

“Hiền tài là nguyên khí của đất nước. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp. Bi l đó các bậc thánh đế minh vương không ai không coi việc gây dựng nhân tài, tuyển chọn kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí làm việc quan trọng hàng đầu. Kẻ sĩ đối với nước nhà quan trọng như vậy, cho nên cái ý tôn sùng không biết thế nào là cùng. Không nhng yêu chuộng ban cấp khoa danh li tôn sùng trao cho tước trật, ơn ban rất nhiều vẫn có thể là chưa đủ. Không nhng đề tên ở Tháp Nhạn, còn ban danh hiệu trên bảng vàng.”[13]

Để viết được một bài văn nghị luận hay là rất khó. Tạo nên cái hay cho bài viết là do nhiều yếu tố khác nhau. Trong hàng loạt yếu tố đó, bao giờ cũng có một số yếu tố quan trọng và quyết định cho chất lượng của bài viết. Các yếu tố này như bộ khung, như giường cột giúp cho bài văn có hình hài và đứng vững được. Lun đimcách lp lun trong bài văn nghị luận là những yếu tố như thế. Thiếu các yếu tố này bài nghị luận sẽ sụp đổ hoàn toàn.

Đ.N.T



[1] Án Tử  tức là Án Anh, tên tự là Bình Trọng, người nước Tề ( thời Xuân Thu)

[2] Theo Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân - Cổ học tinh hoa – NXB Trẻ - 1992

[3]  Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân  - Sách đã dẫn

[4] Theo Bùi Văn Nguyên, Giảng văn, tập I, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1982

[5] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4.

[6] Văn trị vũ công: nền cai trị bằng pháp luật, học vấn (hình thức cai trị thể hiện trình độ văn minh cao) và sự nghiệp được xây dựng bằng vũ lực. Ở đây hiểu là sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

[7] Huân nghiệp: công lao, sự nghiệp to lớn.

[8] Ngô Đức Kế- Luận về chánh học cùng tà thuyết- Ngữ văn 11- tập 2 -( bộ 1) Nxb GD. 2004.

[9] Hải Triều- Ông Phan Khôi không phải là một học giả duy vật- Tuyển tâp Phê bình VH Việt Nam- VH.1997

[10] Trần Đình Sử – Thi pháp thơ Tố Hữu – Nxb GD. 1995.

[11] Hoài Thanh- Nguyễn Du: một trái tim, một nghệ sĩ lớn, NXB Giáo dục, 1973

[12] Nguyễn Đăng Mạnh - Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn – NXB GD, Hà Nội, 1994

[13] Bia Văn Miếu Hà Nội, NXB Thế giới, Hà Nội, 1997

Bình luận
Viết bởi hoathidinh -- hoathidinh87@gmail.com -- 10/17/2012 4:39:47 PM
rat sau sac
Viết bởi nguyen thi dung -- dungconuong_m -- 11/5/2012 4:39:45 PM
bài viết của GS hay quá. hay bởi trước tiên nó đúng, có cơ sở. sau nữa là bài viết đã thể hiện được một trình độ lập luận sắc sảo. em cũng đã đọc nhiều công trình của giáo sư và học tập được nhiều. Điều em thích nhất là lối trình bày thật trong sáng, mạch lạc. chúng em vẫn hay gọi Gs là Thầy, dù chỉ được học Thầy qua sách!
Gửi lời bình
  • Mã xác nhận
  •  
  • Họ tên
  • Email
  • Nội dung
Chia sẻ trên Facebook