Triển lãm tại Bảo tàng Anh Quốc: Afghanistan - Giao
lộ của thế giới cổ đại, vừa dừng chân ở Anh trong chuyến đi vòng quanh thế giới tới các thủ đô phương Tây, Paris
và Washington.
Những ngọn
núi cao chóng mặt và hoang vu mọc san sát, hàng dặm trường
về chân trời khắc
nghiệt. Không cây cối hay nhà cửa, không vết
chân động vật, hay dấu vết sự tồn
tại con người. Vùng đất thảm khốc nhất,
và ở đó chúng ta chỉ có thể
tưởng tượng đến
bệ phóng tên lửa bí mật
của Taliban, đoàn người che mặt lặng thing trượt ra khỏi miệng hang.
Có một vẻ đẹp
ở vùng đất hẻo
lánh này, ở tận cùng vùng đông bắc Afghanistan – nhưng đó là vẻ đẹp khiến bạn
rùng mình.
Nằm dưới
vùng đất khô cằn này là các vật thể
thanh tao tuyệt đỉnh, bằng
chứng của những
nền văn minh đối lập
hoàn toàn với những vùng chiến sự đầy rẫy
trên ti-vi. Từ trên mặt đất,
dường như không có manh mối nào tới sự lộng lẫy
bên dưới. Cách đây 2.000 năm, một phụ
nữ đôi mươi, cao khoảng 1m58, được
chôn với vài ngàn tác phẩm vàng chế tác: vòng tay, trang trí khăn trùm đầu, khóa thắt lưng vàng
cùng ngọc lam, kẹp tóc và vòng chân, và hàng trăm miếng vàng đính vào quần áo như hàng sa số tiền vàng trên tà áo một vũ công.
Cô là ai, và đâu là thế giới mà cô tin rằng cô sẽ tới cùng tất cả những trang sức lấp lánh đó?
Chúng ta quả thực biết
rất ít về cô, cũng như vô số những thứ
khác được chôn xuống nghĩa địa ở Tillya Tepe
thế kỷ thứ
nhất sau Công nguyên. Họ là những
người du mục, nên càng bất ngờ hơn khi sự giàu có ấy được giao phó vĩnh viễn cho đất như vậy. Ở
Tillya Tepe, có một trong những báu vật khác thường
nhất triển lãm – vương miện vàng được chế
tác phức tạp, nó uốn cong lên để dễ cầm.
Từ “khác thường” khó có thể
bao quát các khía cạnh khác của quá khứ đất nước Afghanistan. Hãy tưởng tượng
dưới lớp đất
bị bom mìn phá hoại này có cả một thành phố Hy Lạp,
đủ nhà hát và nhà thi đấu, đền
đài, cung điện và sân vườn. Thành phố Hellenic, được
biết đến là Ai Khanum, được xây dựng khoảng năm
300 trước Công nguyên ở Bactria, ngay ở biên giới của nền thống
trị Hy Lạp thời
đó, cách cả một năm hành quân từ Athens. Mặt đất được các nhà khảo cổ học Pháp khai quật trong những năm 1960, một
bản tái tạo được
dựng bằng máy tính giúp chúng ta tưởng tượng
về khu vực. Nó được thành lũy sông và núi, cùng những bức tường khổng
lồ bao bọc. Trong khi khu vực trưng
bày chỉ cho thấy những
mảng vỡ của
cuộc sống xa hoa bên trong: bình hoa vàng, tượng đồng
những vũ công Ấn Độ
đầy khêu gợi, và đồ khảm nhà tắm.
Hay
Begram, kinh đô mùa hè từ thế kỷ
thứ nhất của
các vua Kushan, triều đại với
quyền lực lan rộng tới những nơi
ngày nay là Uzbekistan và Tajikistan và xuống tới tiểu lục
địa Ấn Độ
xa đến Varanasi. Các vật thể
tìm thấy ở Begram cho thấy hoạt
động thương mại
dọc theo những tuyến
đường quan trọng – cực
Đông tới Trung Quốc và cực
Tây tới La Mã. Ví dụ, một
chiếc ly thủy tinh tráng men với nền
là cảnh con người thu hoạch chà là, được
làm ở vùng Ai Cập thuộc
La Mã và được đem đi qua biển Đỏ
và Ấn Độ Dương
tới Ấn Độ,
từ đó nó đã di chuyển hàng trăm dặm trên đất liền tới
Begram. Ai dám nói hiện tượng toàn cầu hóa văn hóa là hiện
tượng đương đại?
Thương mại
gồm hương trầm,
san hô, đá xanh, ngọc lam, bột chàm và đồ bạc. Ngọc trai từ biển A-rập; thạch
anh đỏ từ bắc
Phi. Ở Begram năm 1937, các nhà
khảo cổ học
Pháp tìm thấy thứ họ
hằng mơ ước:
một căn phòng kín đầy châu báu từ Trung Quốc. Cũng ở Begram, còn có bộ
ngà voi chạm trổ vô cùng tinh tế, có thể từ Ấn Độ
thế kỷ thứ
nhất sau Công nguyên. Bị cướp
từ Bảo tàng Quốc gia ở Kabul
vào khoảng 1992-1994, bộ ngà voi được tin là mất
tích cho đến khi một nhà buôn ở London, người phát
hiện và nhận dạng
chúng trên thị trường quốc
tế, rồi trả
lại gần đây. Chi phí công việc tu bổ
được Chương trình Bảo tồn của ngân hàng Merill Lynch chi trả.
Đó là những vật
thể mỏng manh yếu ớt, đã từng là một phần trang
trí cho đồ đạc và cần
những tái tạo hữu
ích để đánh giá đúng những gì chúng ta đang nhìn thấy. Nhưng
những chi tiết sinh động lại nhảy ra: một tay ghế ngà
voi cho thấy một phụ
nữ bán khỏa thân cưỡi trên sư tử mình người (“sardula” trong thần
thoại Ấn Độ)
– một trong vài con vật thần
thoại ở đây.
Những câu chuyện như vậy – của
các vật thể quý hiếm, mất tích và
được tìm thấy, bị
cướp hay được bảo
vệ, ẩn náu từ sự tàn phá của chiến
tranh hiện đại – ở
khắp nơi trong triển lãm này, và theo khía cạnh
nào đó, là lời tán dương đến
những anh hùng của cộng
động văn hóa Afghanistan, đặc biệt
là những người trông nom đã che giấu hiện
vật ở nhà để
bảo vệ chúng khỏi sự phá hoại của
những phần tử
cực đoan. Bức tượng
một thiếu niên bằng đá vôi nhỏ,
tạc trước năm 145 trước Công nguyên, từ
Ai Khanum. Tình trạng không còn
tốt, nó mất đầu
và mất một chân, phần bụng bị vỡ.
Bên cạnh, trong tủ trưng
bày là tấm ảnh thể
hiện tình trạng tốt
hơn (mặc dù không hoàn hảo), với
lời tựa: “bức
tượng trước khi bị Taliban phá hủy
năm 2001”.

Một video trình chiếu về
thời Xô-viết chiếm
đóng, khi công việc khảo cổ
ngưng trệ theo lời người bình luận, và Afghanistan trở thành “chiến địa” hơn là một
mảnh đất văn hóa. Những người hiểu biết
về chiến tranh Afghanistan thế kỷ
XIX có thể nghĩ đó là một quan điểm thiển cận về
lịch sử đất
nước – nó là mảnh đất
bị tàn phá và gây nhiều tranh cãi trong thời gian dài – nhưng theo khảo cổ học, quan điểm đó có liên quan, khi phần
lớn hiện vật
tìm thấy ở đây trong thời gian giữa những năm 1930 và những năm 1970, thậm chí vài nhà thám hiểm Anh quốc đã bắt đầu khám phá Afghanistan từ những
năm 1820.
Trên thực tế,
bản thân người Nga chỉ nằm trong số nhiều
quốc gia dính líu đến khảo
cổ Afghanistan, đặc biệt
ở vùng đất cổ
Tepe Fullol (2200-1900 trước
Công nguyên), ở vùng cực bắc
đất nước, gần
những mỏ đá xanh quý giá, nơi rất
nhiều bình vàng bạc được
tìm thấy năm 1965: một trong đó cho thấy một
chi tiết về bò giống
như nghệ thuật
Mesopotamia cổ, cách đây gần 4.000 năm. Đó là tin đầu tiên về nền văn minh cổ xưa
và tinh vi này.
Vô số ảnh
hưởng, từ Trung
Quốc tới Địa
Trung Hải được
phản chiếu ở
triển lãm này. Nó chỉ ra các dân tộc luôn luôn di chuyển
qua vùng đất này như thế
nào, các nền văn hóa nở rộ
và tàn lụi như thế
nào, những miền đất
từng giàu có trở nên càn cỗi như rặng núi ảm đạm như thế
nào. Đây vẫn là mảnh đất
của chiến tranh, nhưng triển lãm
này như là một tín hiệu của hy vọng..
Jan Dalley - Nguyễn Thiện Hoàng Dương dịch
Từ Financial Times