Mơ mộng và nhạy cảm, với tinh thần tự do nhưng xáo trộn, yêu và cảm mến các con sâu sắc, Ann Dunham, mẹ Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, được Catherine Lutz bình luận như vậy từ cuốn sách “Một phụ nữ khác thường” của Janny Scott.
Chúng
ta đã biết những mẩu
chuyện về Ann Dunham, mẹ của
Barack Obama. Một “phụ nữ
da trắng” người vùng Kansas, như ông nhắc đến trong hội nghị
đảng Dân chủ năm 2008, kết hôn với một trí thức Phi châu rồi
có một con trai. Một người
mẹ nghiêm khắc luôn đánh thức con dậy trước bình minh
để học. Một
nhà nhân chủng học dành nhiều năm nghiên cứu
tại những ngôi làng Indonesia, trong đó vài năm
không có con trai ở bên. Một phụ
nữ 52 tuổi dành năm cuối cùng trước
khi đầu hàng bệnh ung thư một phần để
thuyết phục công ty bảo hiểm Cigna rằng bà không nên bị loại
khỏi danh sách được đền
bù vì một “điều kiện
tồn tại từ
trước”. Đó là những mảng
cuộc đời của
bà, vang vọng với những
quan tâm xã hội về cách chăm sóc con cái sao cho tốt, về
sự tiếp cận
hệ thống chăm sóc sức khỏe, và đương nhiên, cả về chủng tộc.
Chúng
ta tìm được câu chuyện đầy
đủ về cuộc
sống của bà Dunham ở Một phụ nữ
khác thường, cuốn sách không lâm ly, và được nghiên cứu kỹ lưỡng của
nữ tác giả Janny Scott. Trong đó, ta bắt gặp
một phụ nữ
không giống bình thường, sinh ra với tên Stanley Ann Dunham, “khác thường” từ
tên gọi trở đi. “Bố tôi muốn một cậu
con trai”, bà nói, “nhưng ông lại có tôi”. Ann Dunham (bà bỏ chữ
Stanley khi tốt nghiệp cấp
ba) theo bố mẹ – bà mẹ trong ngành ngân hàng và ông bố bán đồ nội thất
– đi qua nhiều bang, đến một
hòn đảo ở bang Washington, cuối cùng là Hawaii, nơi bà gặp
hai người chồng và lấy bằng cử nhân rồi tiến sỹ nhân chủng học.
Nhờ cuốn
sách của Janny Scott, chúng ta
thấy Dunham đi trên con đường trắc
trở hơn so với
những người đồng
trang lứa. Những thành quả đầy đủ của
phong trào nhân quyền và nữ quyền
có thể khiến bà có những lựa chọn dễ
dàng hơn, nhưng chúng chỉ đến sau này.
Bà Dunham lấy một người
đàn ông da đen khi gần như một
nửa nước Mỹ
cấm kết hôn như vậy, và bà để lũ con sống với ông bà
ngoại một thời
gian dài khi bà làm việc ở nước
ngoài để chúng được học
trong những ngôi trường danh tiếng ở Mỹ.
Khi
kể câu chuyện xuyên quốc gia về
Dunham, tác giả sử dụng
một kiểu mở
đầu đầy nhân chủng học theo
cách tiêu chuẩn: đầu tiên bà khiến Kansas trở nên
xa lạ và rồi khiến
Indonesia – thế giới của
những chuyên gia phát triển thập
kỷ 1970 và 1980, trở nên thân thuộc. Lai lịch gia
đình Dunham còn đa dạng, xáo trộn và bất
ngờ hơn những
gì Kansas gợi nên: kế sinh nhai của tổ tiên bà bịảnh
hưởng bởi một
cuộc đình công dầu mỏ
lớn rồi sự
bùng nổ và phá sản của
công nghiệp chiến tranh, cũng như công việc đồng áng. Và
họ sống ở
một bang mà cả đảng
3K (Ku Klux Klan, một tổ chức
cực hữu ở
Mỹ, ủng hộ
tuyệt đối quyền
lực người da trắng, chủ nghĩa
dân tộc cho người da trắng, và chống nhập cư)
lẫn những nhà cải cách xã hội
thực dụng đều
phát triển mạnh mẽ.
Và
đất nước Indonesia chúng ta bắt gặp
trong cuốn sách là một thế
giới của những
an nhàn sung túc từ những bữa
tiệc sinh nhật gia đình và những buổi
cà phê cuối ngày với bạn
bè. “Tình trạng ẩn danh ở vùng đô thị Mỹ, thậm
chí Honolulu, trở nên xa lạ giữa
sựấm áp và thân mật của
cuộc sống của
Ann ở Jakarta”, tác giả viết,
bà mang đến hình mẫu một
nhà nhân chủng học – một
người lãng mạn đi tìm một điều kỳ lạ và một
thế giới đang biến mất. Dunham
xuất hiện lần
đầu ở Indonesia ngay sau khi cuộc tắm
máu chống Cộng năm 1965 – 1966 giết nửa
triệu người. Luận
văn tiến sỹ của
bà – một bản nghiên cứu về nghề thợ
rèn làng quê khoảng một nghìn trang – là danh mục những
điều phù du và hiếm gặp
hơn là sự miêu tả một kế hoạch
sống còn để tồn
tại ở đảo
Java đông đúc dân cư, nơi bà sinh sống. Thay vì gán nguyên nhân vấn đề nghèo đói ở vùng nông thôn Indonesia cho khía cạnh văn hóa – những rào cản niềm tin tín
ngưỡng hay thiếu kiến
thức – bà thấy vấn
đề là sự thiếu
cách tiếp cận tư
bản và quyền lực.
Cuốn sách miêu tả chi tiết Dunham đã giúp đỡ
kiến tạo và thúc đẩy nguồn tài
chính – chỗ dựa phát triển chính hiện
nay – cho những nhà buôn nghèo
khó như thế nào. Nói tóm lại, bà là một nhà tổ chức cộng
đồng.
Cuộc sống
của bà Dunham căng thẳng, rời
rạc và đôi khi lung lay trong
nhiều năm. Bà là một cô gái trinh nguyên khi gặp cha Barack Obama nhiều tuổi
hơn, tự tin, lôi cuốn, ở năm thứ nhất
Đại học Hawaii, chỉ về sau bà mới biết
trước đó ông đã kết hôn với một phụ nữ
Kenya. Ông là một trong những thanh niên Kenya được cử
đi học ở Mỹ,
mong mỏi về nền
độc lập cho đất nước mình.
Sau này bà gặp và yêu Lolo
Soetoro, một người Indonesia, tốt bụng
và sôi nổi hơn và có đứa con thứ hai.
Họ ly dị vì những
bất đồng về
cách sống của bà với
tư cách người phụ
nữ và người mẹ.
Các
cuộc thăm hỏi bạn
bè và thành viên gia đình Dunham (gồm
cả tổng thống)
của tác giả Scott phác họa một nhân vật hào hiệp và một nhà quản lý không có nhiều tiền,
một người mơ
mộng thành tâm và một người
thực dụng nhạy
cảm, một tinh thần tự do nhưng xáo trộn, một người người
phụ nữ yêu và cảm mến các con
sâu sắc. Tuy vậy, thách thức của tác giả là bà nhận ra rằng hầu hết
độc giả muốn
biết về cách những câu chuyện của người
phụ nữ sinh ra tổng thống ảnh hưởng
đến ông, chứ không phải bản thân bà.
Scott không theo quan điểm này,
và cuối cùng, phần lớn
cuốn sách nói về công việc và cuộc sống riêng tư của bà Dunham.
Dù
vậy, ấn tượng
nhất là bà đặt rất
nhiều tin tưởng vào con trai từ những
ngày còn nhỏ. “Bà có thể khoe về trí tuệ, thành
tích, hay lòng dũng cảm của ông”, Scott cho biết. Một
người bạn của
Dunham nói rằng bà nghĩ con
trai thậm chí có thể trở
thành tổng thống Hoa Kỳ. Bà biết rằng
ông cần những cơ
hội học tập
ở một nền
văn hóa khác và ở trường dự
bị tốt nhất
Hawaii.
Ở
hồi kết, những
đoạn xúc động nhất
đến từ chính tổng thống Obama,
người mà Scott phỏng vấn
khi ông tại vị được
một năm rưỡi. Obama nói trong cuốn sách rằng bà mang lại
“một tình yêu không điều kiện
lớn lao đến mức,
trải qua những sóng gió trong đời, nó nuôi dưỡng tôi, một
cách hoàn toàn”.
Chính
mẹ ông là người đem đến niềm tin vững chắc
rằng “bên dưới những
khác biệt bề mặt,
chúng ta là như nhau, và luôn
có nhiều điều tốt
hơn điều xấu
trong mỗi chúng ta. Con nên biết, chúng ta có thể vượt
qua ngăn cách, chạm vào nhau,
tin vào nhau, và làm việc cùng
nhau”. Ông thêm vào: “Đó chính xác là nét ngây thơ và duy lý tưởng, vốn là một phần
của bà, và tôi cho rằng, đó chính là nét duy lý ngây thơ trong tôi”.
CATHERINE LUTZ - Nguyễn Thiện Hoàng Dương dịch
Từ New York Times