CHÚC MỪNG NĂM MỚI !!! NICO-PARIS.COM - Không gian Văn hóa - Giáo dục & Dịch thuật Văn học - Espace Culture - Education & Traduction littéraire
Nghiên cứu - Phê Bình

PGS.TS ĐỖ NGỌC THỐNG - NGƯỜI TRUYỀN LỬA VĂN CHƯƠNG CHO CÁC THẾ HỆ HỌC TRÒ

Chủ nhật ngày 16 tháng 9 năm 2012 12:00 AM
body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;} body {padding:0;margin:0;}

Tuy tự nhận mình không phải là người nổi tiếng nhưng tất cả giáo viên dạy văn và học sinh trong cả nước đều biết đến tên ông. Ông chính là một trong những chủ biên sách Ngữ văn cho học sinh trung học. Giản dị và có tác phong của người làm khoa học, ông thẳng thắn trả lời mọi câu hỏi của tôi một cách rõ ràng và gãy gọn. 

Dạy văn trong nhà trường phổ thông khác với đọc tự do.

Hẹn gặp tôi sau buổi họp với Nhà xuất bản Giáo dục và giữa hai chuyến công tác nước ngoài, cảm giác như PGS.TS Đỗ Ngọc Thống là con người của công việc. Vừa gặp tôi, ông đề cập ngay vào vấn đề: “Nếu bảo tôi là người nổi tiếng thì phải khẳng định ngay là không phải. Nhưng nói công việc tôi đã và đang làm có tác động rất lớn đến xã hội thì đúng. Tôi là một người bình thường, không giống như những nhà văn hay nhà thơ nổi tiếng, nhưng tôi làm công tác giáo dục, tham gia hoạch định chương trình dạy học văn trong nhà trường, điều đó ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ học sinh, theo cả hai chiều tốt và xấu”.

Tuy chỉ tham gia giảng dạy 5 năm tại trường chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa nhưng hầu như những giáo viên và học sinh khi gặp PGS Thống đều gọi ông bằng tiếng “thầy” đầy thân thương. Cũng phải thôi, 55 tuổi cuộc đời thì có đến 20 năm thầy Thống chuyên tham gia biên soạn chương trình và sách giáo khoa, và bây giờ thầy vẫn tiếp tục công việc ấy. Trong suốt 20 năm biên soạn sách giáo khoa và sách tham khảo môn Ngữ văn, điều tâm đắc nhất trong công việc đối với thầy là đã giúp cho giáo viên và học sinh được đôi điều có ích trong việc dạy và học môn này. Thầy cho biết, những quyển sách thầy biên soạn, các thầy cô giáo và các em HS sử dụng nhiều, bán khá chạy.


PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - tại thư viện Đại học Queensland ( Australia)

Từ trước đến nay, rất nhiều người tò mò về việc chọn lựa tác phẩm để đưa vào sách giáo khoa (SGK), nhiều khi thắc mắc, sao học tác phẩm này mà không phải tác phẩm kia. Thầy Thống giải thích: “Việc chọn tác phẩm đưa vào SGK Ngữ văn do cả một hội đồng làm chương trình. Mỗi giai đoạn văn học thường do chuyên gia đầu ngành giới thiệu trên cơ sở kế thừa SGK trước đó. Rất nhiều người thắc mắc là sao chọn tác phẩm mà không chọn tác phẩm kia, họ không biết rằng chương trình học phải cân đối, mỗi giai đoạn chỉ lấy 1,2 tác phẩm tiêu biểu, ví dụ như chương trình có 6 tác phẩm văn xuôi thì phải có 2 chống Pháp, 2 chống Mỹ và 2 sau 1975, riêng từng giai đoạn cũng phải chọn những tác giả tiêu biểu, có uy tín, không phải cứ tác phẩm nào hay là đưa hết vào. Việc lựa chọn tác phẩm rất khó khăn vì thời lượng rất ít, bạn thử hình dung học từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim mà lại yêu cầu làm thế nào cho chương trình nhẹ nhàng, giảm tải cho học sinh. Với tất cả áp lực đó, việc lựa chọn được một tác phẩm cho chính xác là rất khó. Người ngoài nhìn vào đôi khi chỉ đứng ở một góc độ nhưng những người biên soạn thì phải nhìn từ nhiều góc độ khác nhau”.

Gần đây dư luận “lùm xùm” về cái kết của truyện Tấm Cám, qua đó cũng dấy lên những băn khoăn về việc cắt cúp các tác phẩm. Theo ông, việc cắt hay không còn tùy quan điểm biên soạn sách của từng thời kì. Xét về quan điểm cá nhân, ông cho rằng “dân gian họ kể thế nào thì nên để nguyên như vậy”. Vì đây cũng không phải là một truyện quá dài, thêm một vài chi tiết kết thúc thì tác phẩm cũng chẳng dài hơn bao nhiêu. Việc để hai kết thúc khác nhau cũng có gì sai mà làm to chuyện “ ầm ĩ” lên đến thế. Nếu người giáo viên giỏi khi dạy nhân các cách kết thúc khác nhau mà làm rõ được tính dị bản của văn học dân gian và cho học sinh tự suy nghĩ, phát biểu về ý nghĩa của các cách kết thúc ấy có phải hay không. “Cách cắt cúp như sách giáo khoa, tôi nghĩ về cơ bản cũng không làm thay đổi ý nghĩa hình tượng của tác phẩm nhưng để nguyên như dân gian đã kể cho học sinh có cái nhìn nhiều chiều thì sẽ hay hơn”.

Vẫn trong dòng trao đổi về việc cắt cúp các tác phẩm, GS Thống đề cập đến tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao: “Có những đoạn để học sinh tự đọc thì tốt hơn là đưa vào lớp để giáo viên giảng. Đưa lên giảng cái đoạn làm tình của Chí Phèo và Thị Nở à? Ai dám giảng cái đoạn ấy? Đưa vào SGK là giáo viên phải giảng. Cô giáo, thầy giáo nào lại đi giảng đoạn làm tình của Thị Nở và Chí Phèo? Học sinh tự đọc thì là chuyện khác, nhưng đưa đoạn ấy ra giảng thì thành trò cười ngay. Nhiều người không phân biệt được chuyện để học sinh tự đọc và việc đưa vào nhà trường để dạy ở trên lớp. Nhiều người cho rằng học sinh lớn rồi, các em biết hết, không việc gì phải giấu; nhưng trong nhà trường như thế thì rất gay, không phải cái gì cũng nên “nói toẹt” ở trên lớp được. Và việc các em lớn rồi, chuyện này không xa lạ với các em lại cũng là chuyện khác. Trong giờ dạy tác phẩm văn chương cần phải tạo được “không khí thẩm mỹ”, một “bối cảnh thẩm mỹ”, nơi rất kiêng kị với những gì quá thô tục, phản thẩm mỹ...

Nói đến đây, ông bỗng đưa ra một ví dụ vô cùng thú vị: “Chuyện đó chẳng khác gì phim sex. Phim sex nếu chiếu cho hai vợ chồng, cho hai người tình nhân hay một mình xem thì có gì phải phê phán. Phim sex là một tiến bộ của khoa học, kĩ thuật. Nhưng điều đó không có nghĩa là mang phim sex ra chiếu rạp cho tất cả mọi người cùng xem. Tôi nói thế để khẳng định rằng dù đó là cái hay nhưng cũng phải đúng bối cảnh, đúng đối tượng. Đây cũng không phải là cái cớ để giáo dục giới tính được, đâu phải cái gì cũng giảng được, có những vấn đề về giới tính mẹ phải dạy cho con, chị phải bày cho em chứ không phải cái gì cũng đưa vào nhà trường để nói”. 

Tt nghip đi hc năm 1979, PGS.TS Đ Ngc Thng tham gia nghĩa v quân s ri quay v trường cũ dy văn ti trường chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa t năm 1984 đến 1989. Sau khi bo v lun án tiến sĩ ( 1994), ông v Vin Khoa hc Giáo dc, tham gia vào công tác biên son sách Ng văn t năm 1992 đến nay.


Thoát “mù chữ” chưa chắc đã thoát “mù văn”

Buổi nói chuyện diễn ra trong vòng 3 tiếng nhưng nói đúng hơn là tôi ngồi nghe thầy Thống giảng. Vì quá giờ cơm trưa, chốc chốc thầy lại đưa tay lên nhìn đồng hồ. Thầy có vẻ mệt nhưng trò thì vẫn chưa muốn nghỉ. Câu chuyện lan man từ chuyện học văn, dạy văn đến văn hóa đọc. Như “gãi đúng chỗ ngứa”, vị PGS phân tích: “Ở Việt Nam, nhiều người không phân biệt được mù chữ với mù văn. Không ít người nghĩ rằng thoát được nạn mù chữ là đọc được văn nhưng thực ra là có rất nhiều người mù văn, đọc mà không hiểu gì cả. Người ta rất dễ công nhận là mình mù hội họa hiện đại hoặc là mù nhạc giao hưởng nhưng rất ít ai tự nhận mù văn. Vì chất liệu của văn là ngôn ngữ nên nhiều người nghĩ rằng đọc được chữ là có thể hiểu được văn, nhưng thực chất nó rất khác nhau. Vì thế, nhà trường có sứ mệnh rất quan trọng ở môn văn là giúp cho học sinh thoát nạn mù văn, nghĩa là dạy học sinh biết cách hiểu văn cho đúng”.

Theo ông, việc tiếp nhận tác phẩm văn học bao giờ cũng cần chú ý hai giá trị. Một giá trị mang tính chất ổn định (bất biến) và một giá trị có thể thay đổi (khả biến). Khi đọc một tác phẩm văn học, tất cả người đọc đều  gặp nhau ở một điểm chung, đó là giá trị ổn định. Bên cạnh đó cũng có một “phần mềm giá trị” tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng cá nhân người đọc. Sáng tạo văn học có nguyên tắc thì tiếp nhận văn học cũng phải tuân thủ nguyên tắc chung. Trong văn học trung đại, xuất hiện hình ảnh chiếc lá vàng rơi thì ai cũng hiểu đó là tín hiệu của mùa thu chứ không thể nói văn học có thể hiểu nhiều cách mà khẳng định “ đó là tín hiệu mùa xuân” được. Những giá trị ổn định này bị chi phối bởi  quy luật sáng tạo, đặc trưng thi pháp và đặc điểm của chất liệu ngôn ngữ… Phần ổn định đó được cả xã hội công nhận. Nhưng bên cạnh các giá trị ổn định tác phẩm văn học lớn cũng hàm chứa trong đó nhiều ý nghĩa mà người đọc có thể nhìn thấy từ những góc nhìn khác nhau…

Từ đó, ông cho biết, một trong nhưng hạn chế của việc giảng dạy Ngữ văn hiện nay là nhiều giáo viên chỉ chăm chú giảng dạy giá trị ổn định và yêu cầu học sinh trả bài trong cái khuôn đó. Giúp học sinh nhận ra những giá trị phổ quát trong mỗi tác phẩm văn học mà ai cũng nhận thấy là cần, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì thiếu. Người thầy còn phải biết khơi gợi để mỗi học sinh trở thành một bạn đọc sáng tạo, tự nhận thấy tác phẩm đó còn có những ý nghĩa khác nữa. Nghĩa là một mặt cần giúp HS nhận ra và hiểu giá trị ổn định, cái mẫu số chung của giá trị tác phẩm; mặt khác phải khuyến khích HS có những cách hiểu của riêng mình. Tuy nhiên, phần riêng này cũng phải có lý, nghĩa là học sinh phải lập luận, phân tích có sức thuyết phục, chứ không phải thích hiểu thế nào thì hiểu. Chẳng lẽ lại có thể tán thành với cách hiểu câu thơ “Sông dài trời rộng bến cô liêu” trong bài Tràng Giang ( Huy Cận) là ngày xưa có một cô Liêu chuyên chèo đò trên con sông này, nên khi mất bến có tên là bến cô Liêu, như có một HS đã từng diễn giải. Ai cũng hiểu, đó là sự suy diễn nhảm nhí. Văn chương là nghệ thuật, nhưng cũng có tính khoa học của nó.

S đ ca Vũ Trng Phng là mt tác phm hin đi

Chia s v tác phm ng ý nht trong SGK, ông Thng nói: “Tác gi, tác phm mà tôi đc bit thích là S đ ca Vũ Trng Phng. Vì sao thích ư?  Mi tác phm văn hc chân chính đu ít nhiu nói vi chúng ta mt điu gì đó rt gn gũi và thân thiết… S đ ca nhà văn h Vũ ra đi  năm 1936, đến nay đã gn 80 năm, nhưng nó vn rt hin đi, nói được rt nhiu điu vi chúng ta hôm nay, vn như viết v xã hi hôm nay. Đc li, đc kĩ s thy  nó là ca ngày hôm nay và tôi tin nó luôn đng hành vi tương lai”.

Một người xứ Thanh phá cách

PGS. TS Đỗ Ngọc Thống là một người thầy của hàng vạn học sinh. Trong gia đình, ông là một người cha tôn trọng sở thích của các con. Trong con mắt bạn bè, ông là một người xứ Thanh phá cách. Còn với văn chương, ông yêu chuộng sự hài hòa.

PGS.TS Thống có hai con, một trai và một gái. Con gái theo nghiệp của cha, học văn học và ngôn ngữ, tốt nghiệp thạc sĩ văn chương đại học Haidenberg. Hiện đang sống ở Frankfurt (CHLB Đức) làm dịch giả, cả biên dịch lẫn phiên dịch. Con trai thì đang học năm cuối của bậc THPT, mặc dù học trường THPT chuyên ngữ của Đại học quốc gia Hà Nội nhưng niềm đam mê lại là… vi tính.

Với cả hai người con, thầy Thống không hề thúc ép, định hướng đọc gì cả. Vì theo thầy, có thúc ép cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là cho các con sống trong môi trường đọc của gia đình. “Tôi tự nhủ, bố mẹ cứ ham mê sách vở, cứ chịu đọc thì con cái sẽ theo. Rất may hai đứa con tôi đều ham đọc và thích sách vở. Thời nhỏ chúng thích các truyện cổ tích, truyện tranh, say mê mua lùng hàng trăm tập Đoremon… lớn lên mỗi đứa đọc theo hứng thú riêng; con chị toàn đọc sách văn chương, ngôn ngữ; còn thằng em chỉ thích đọc truyện viễn tưởng, phiêu lưu bằng tiếng Anh", vị PGS này chia sẻ.

Người xưa từng nhận xét: “Dao sắc không gọt được chuôi”. Cả hai vợ chồng PGS Thống đều là nghề giáo. Thầy Thống chia sẻ, việc vừa là thầy giáo, vừa là một phụ huynh không đem lại những khó khăn và thuận lợi rõ ràng. Tuy nhiên, thầy Thống cũng cho biết : "Tôi không dạy gì cụ thể cho hai đứa con cả. Vợ tôi thì có, cô ấy là người thầy của cả hai đứa con trong những bước đi chập chững ban đầu về chuyện học hành. Ngay cả hiện nay, cô ấy vẫn hướng dẫn thêm cho con trai và mấy bạn của nó về môn văn lớp 12…. để đi thi tốt nghiệp và đại học….Như thế dường như chỉ là thuận lợi chứ chưa thấy khó khăn gì khi vừa là thầy, vừa là phụ huynh. Khó khăn có chăng là cả hai đều là nhà giáo thì không giầu được…"


Cùng các chuyên gia Úc

Tuy vậy, quãng thời gian dạy chuyên văn ở trường Lam Sơn (Thanh Hóa) cũng để lại cho người thầy giáo nhiều kỉ niệm đẹp : “Kỉ niệm thì rất nhiều, vui buồn đều có. Nhưng có chuyện này vui mà tôi vẫn nhớ mãi. Khi dạy ở một lớp chuyên văn, tôi đang nói về truyện Kiều và tài năng sáng tạo của Nguyễn Du thì một HS nêu câu hỏi: “Thưa thầy, đọc truyện Kiều, ai cũng biết gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan ; nhưng nó vu cho gia đình Kiều tội gì ạ?”. Đầu tiên tôi thấy thực sự lúng túng trước câu hỏi ấy. Đúng là đọc Kiều, thuộc Kiều nhưng không thấy Nguyễn Du nói thằng bán tơ vu cho gia đình Vương ông tội gì thật. Tôi thấy bắt đầu bí, định khất HS sẽ tìm hiểu và trả lời sau, nhưng không hiểu sao lúc đó tôi nghĩ rất nhanh và trả lời luôn không chút đắn đo. Đại để:  Nguyễn Du không để thằng bán tơ nêu tội danh cụ thể, rõ ràng của gia đình Vương ông, đó chính là tài năng của Nguyễn Du. Với cách nêu như thế, dường như ông đã làm nổi bật được một hiện thực bất công, ngang trái rằng: trong xã hội thời ấy không có tội, không cần chứng cứ rõ ràng gì cũng cứ bị bắt như chơi… Không hiểu lí giải thế có đúng không, nhưng tôi thấy em HS bị thuyết phục và có vẻ rất tâm đắc với lý giải của tôi”.

Vị GS ngành Phương pháp giảng dạy văn chủ yếu viết sách về giáo dục, đặc biệt là sách giáo khoa và sách tham khảo môn Ngữ văn. Ngoài ra, ông cũng có viết nghiên cứu phê bình văn học, nhưng không viết nhiều. Ông chia sẻ : "Tôi rất yêu thích công việc viết phê bình văn học, lẽ ra tôi đi sâu vào lĩnh vực này từ những năm 1990-1993…Nhưng do yêu cầu của công việc, tôi lại dạt sang lĩnh vực khoa học giáo dục và cứ dấn sâu vào lĩnh vực này đến nỗi khó thoát ra được. Không biết như thế là rủi hay may, nhiều lúc đành an ủi bằng chuyện “ Tái ông tht mã”. Với tôi phê bình văn học là nghiệp còn nghiên cứu khoa học giáo dục là nghề. May là hai lĩnh vực còn có nhiều duyên nợ gắn kết với nhau nên cũng thuận lợi ít nhiều”.

"Đỗ Ngọc Thống trong mắt bạn bè là một ngưòi xứ Thanh phá cách, nghĩa là hội đủ cả cá tính kẻ sĩ hai miền Nam Bắc, kiến văn phong phú, tài hoa, ngang tàng, nhưng cũng kiên nhẫn ít ai bằng, chịu khó học hỏi và tinh thần ganh đua mạnh mẽ. Khi chơi thì xả láng hết mình như các anh hai Nam bộ. Khi gìn giữ thì lặng lẽ thâm trầm hơn cả các đồ nho xứ Đoài". Đó là nhận xét của một số bạn văn khi nói về ông.

Quan điểm sống của thầy Thống chỉ gói gọn vào hai chữ “hài hòa”. Biết cúi xuống để nhìn rõ con đường nhưng cũng biết ngẩng mặt lên để ngắm trăng sao. Chẳng thế mà nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế đã nhận xét: “Thống mê sự  hài hòa trong đời sống và văn chương. Mọi liên quan đến văn chương, đến nghề làm thầy thì đều phải chuẩn đẹp”. 

Nói v người bn văn ca mình, nhà văn Nguyn Tham Thin Kế viết: “Vi Đ Ngc Thng ngh và nghip đan xen, bn thm vào nhau thng nht trong mi câu ch và vng ngôn b sung cho nhau làm nên mt phong cách văn chương mch lc, trong sáng, khoa hc nhưng không thiếu vng dư ba, phiêu lãng vượt ngưỡng. Thăng hoa mà vn chng mc tiến đến s gin d cho mi đi tượng đc gi. Hiếm ai trong cùng thế h có được s thăng bng như Đ Ngc Thng. Đây là nhng dòng Thóng viết v mt nhân vt kh kính: “Tôi có thói quen hay nhm mt li, ri hình dung v mt người mà mình quen biết và liên tưởng h vi mt hình nh hay biu tượng nào đó. Vi giáo sư Trn Đình S, không hiu sao trong tôi c hin lên hình nh ngn núi la. Ngn núi y lúc nào cũng mun phun trào các ý tưởng, ngay c lúc yên bình vn nghi ngút các ý tưởng”.

THANH XUÂN

Lưu trữ Skip Navigation Links.
Expand  Năm 2012 Năm 2012
Expand  Năm 2013 Năm 2013
Expand  Năm 2014 Năm 2014
Expand  Năm 2015 Năm 2015
Expand  Năm 2016 Năm 2016
Expand  Năm 2017 Năm 2017
Expand  Năm 2018 Năm 2018
Expand  Năm 2019 Năm 2019
Expand  Năm 2020 Năm 2020
Expand  Năm 2021 Năm 2021
Expand  Năm 2022 Năm 2022
Expand  Năm 2023 Năm 2023
Expand  Năm 2024 Năm 2024
Chia sẻ trên Facebook