Bài
nói chuyện của Corinne CONTINI-FLICKER, GS Đại học
Aix-Marseille (Pháp)
tại Trung tâm văn hóa Pháp, Hà Nội
I- Giới thiệu tác phẩm :
« Việt Nam,
số phận hoa sen »
Buổi nói chuyện được tổ chức sau khi
công trình nghiên cứu có nhan đề : “Việt Nam, số phận hoa sen”
được xuất bản vào cuối năm
2010 trong tạp chí Riveneuve
Continents số 12 chuyên về các nền văn học Pháp ngữ, Nhà xuất bản
Riveneuve Continent, Paris. Số tạp chí này
do nhà nghiên cứu Alain Guillemin thuộc Trung
tâm nghiên cứu khoa học quốc gia
Pháp làm chủ biên.
Không dưới 25 học giả và nhà
văn Việt Nam và Pháp tham gia viết bài cho
số này, qua những bài viết về Việt Nam, hoặc là phân
tích lịch sử, hoặc là phê
bình văn học, và nhất là những trích
đoạn văn học. Tôi xin mời quý vị khám phá
xem ai là những người tham gia viết cho số tạp chí này
vào cuối buổi nói chuyện, nhưng ít ra thì tôi
cũng xin kể ra đây tên vài tác giả Việt Nam:
Cung Giũ Nguyên, Lê Thanh
Khôi, Lê
Hồng Sâm, Linda Lê, Nguyễn Duy
Bình, Ngô Tự Lập, Trần Thiện Đạo, Phan Huy Đường.
Văn học hiện đại và đương đại Việt Nam sinh ra
trên một mảnh đất đầy sức sống mãnh
liệt, như một bông hoa sen có thể nở trên những đầm lầy ngập bùn nhất: đô hộ Trung Quốc, đô hộ Pháp,
chia cắt đất nước, chiến tranh độc lập dân tộc.
Trên đà
phát triển đó, và dù là ngôn ngữ của kẻ xâm
lăng, văn học Pháp đã đóng một vai trò
quan trọng ngay từ cuối thế kỷ XIX: trước tiên,
nó thay thế dần khuôn mẫu của Trung Hoa, sau đó nó sản sinh ra
nhiều thế hệ nhà văn
và dịch giả Pháp ngữ; cuối cùng,
nó tạo điều kiện đưa những thể loại mới vào văn
học tiếng Việt, như tiểu thuyết theo
phong cách phương Tây.
Sau 1945, những biến động chính
trị đã đẩy nhiều người Việt Nam sang Pháp.
Vào thời điểm Việt Nam tổ chức đại lễ nghìn
năm thủ đô Hà Nội, tạp chí Riveneuve Continent khảo sát ba
khía cạnh của cuộc cách mạng
này : gia sản văn học Việt Nam bằng tiếng Pháp nửa đầu thế kỷ XX; ảnh hưởng của những dịch giả thường cũng
chính là nhà thơ và nhà
văn; cuối cùng là sự bám đuổi của những tác giả Việt Nam viết bằng tiếng Pháp
trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, duy
trì cầu nối giữa phương Tây và phương Đông.
II- « Chính
sách sân khấu của Pháp ở Đông Dương :
Các vở diễn ở Hà Nội từ 1884 đến 1930 »
Trước khi bắt đầu bài nói
chuyện của mình về « Chính sách sân khấu của Pháp ở Đông Dương : Các vở diễn ở Hà Nội từ 1884 đến 1930 », tôi muốn nói qua về công việc nghiên cứu của tôi. Bài nói chuyện hôm nay là kết quả nghiên cứu của tôi tại Trung tâm lữu trữ quốc gia 1, Hà Nội, nhân một chuyến công tác của tôi vào tháng tư năm 2010. Tôi đã nghiên cứu những tập hồ sơ của Phủ Thống sứ Bắc kỳ. Lục tìm những tài liệu lưu trữ của chính quyền Pháp còn lưu lại ở Việt Nam, với tôi, một nhà nghiên cứu người Pháp, là truyền tải Ký ức: ký ức về lịch sử, ký ức về một nền văn minh, ký ức về một cuộc gặp gỡ giữa phương Tây và phương Đông được thèm muốn của các bạn “vào thời kỳ thuộc địa huy hoàng”, như tiểu thuyết gia người Anh Kipling đã nói.
Sau khi
đã mào đầu như vậy, tôi xin đưa ra hai câu trích dẫn của hai người Pháp ở thuộc địa : « … Khi đặt chân đến một miền đất mới, người Tây Ban
Nha xây một tu viện, người Italia
xây một nhà thờ, người Anh xây
một ngân hàng và người Pháp xây một nhà
hát… »[i],
Claude Bourrin đã viết trong cuốn sách của ông với nhan đề Bắc kỳ xưa. Sân khấu, thể thao, cuộc sống thượng lưu từ 1884 đến 1889, xuất bản ở Hà Nội năm
1941. Tác phẩm này đề cập đến thời kỳ người Pháp mới có mặt ở Bắc kỳ
(1883-1954), muộn hơn ở Nam
kỳ (1859-1954).
Hơn nữa, Pierre
Dassier[ii]
cũng bình luận trong cuốn tiểu thuyết của ông có
nhan đề Bảy tai họa của Bắc kỳ, phong tục châu Âu
ở Hà Nội, minh chứng cho cuộc sống ở Bắc kỳ vào
đầu thế kỷ XX:
«Thuốc phiện, ruợu, cờ bạc, điên
loạn và suy nhược thần kinh, thằng bồi và con
gái là bảy tai họa đe dọa người Âu đến Bắc kỳ. Một vài
trong số những căn bệnh hay những niềm đam mê
này không phải là thuộc tính duy nhất của thuộc địa, nhưng chắc chắn là
chúng giáng vào đầu những người dân thuộc địa hơn bất kỳ ai bởi tất cả chúng đều bắt nguồn từ một nỗi đau
chung khủng khiếp BUỒN CHÁN.
Claude Bourrin cũng nhận xét như vậy : « Năm 1887, những trò
tiêu khiển ở Bắc kỳ rất hiếm hoi và người da trắng với số lượng tăng
không ngừng không thể không nuôi trong mình một nỗi buồn chết người » (sách
đã dẫn, tr.
147). « Thời kỳ đó, ở Hải Phòng có
500 người Âu dân sự trong đó có 100 phụ nữ, ở Hà Nội có 400
người Âu dân sự trong đó có 70 phụ nữ, hơn một trăm dân sự da trắng khác sống rải rác trên
cả nước » (chú thích ở trang 175).
Chạy trốn buồn chán,
đó là một trong những những mối quan
tâm hàng đầu của thực dân ở Đông Dương, sau khi vỡ mộng về một xứ xở mới lạ trước những thực tế của cuộc sống lưu đày ở một nơi có khí hậu khắc nghiệt.[iii]
Và sân khấu là một trong những phương thuốc hàng đầu. Sài
Gòn quyết định xây cho mình một nhà hát[iv]
ngay cả khi chưa xây tòa thị chính. Đây là một trong số những tòa
nhà thuộc địa cần xây dựng cấp bách. Tạo ra một đời sống văn
hóa và thượng lưu dường như là một thách
thức cơ bản vừa để mua vui
cho những người thực dân thèm giải trí, vừa để tạo ra chất xi măng
gắn kết đời sống xã hội ở những nơi mà cộng đồng người Pháp và
rộng hơn nữa là cộng đồng người Âu có
thể tụ hội. Vấn đề đặt ra là
tái hiện cuộc sống theo
kiểu của Pháp, nhưng cần phải nhận thấy rằng hoạt động sân khấu này
không được sống động và
sáng tạo như ở mẫu quốc. Quả thật, ở trên mảnh đất thuộc địa, liệu người ta có
thể cho phép mình được tự do như ở Pháp hay
không ?
Nghiên cứu chương trình các mùa kịch tại các nhà
hát thành phố ở Hà Nội, Hải Phòng
và Sài Gòn cho thấy một chính sách văn hóa
thực sự của Pháp ở thuộc địa Đông
Nam Á. Việc lựa chọn các vở diễn, được định hướng rõ
ràng bởi chính quyền Pháp cũng như sở thích của công
chúng, hoàn toàn không cho phép thể hiện sân khấu khiến người ta phải suy ngẫm, sân khấu diễn đàn[v],
theo nghĩa lãng mạn và theo cách Victor Hugo đã dùng từ này, lại càng
không cho phép sáng tạo và thử nghiệm những thẩm mỹ mới. Với Victor
Hugo, sân khấu là một diễn đàn,
sân khấu là một nơi giảng giáo
lý, sân khấu là phải nói to nói rõ ý tưởng của mình!”
ông viết như vậy trong lời nói đầu Lucrèce
Borgia.
Vậy các mùa
sân khấu được lên chương trình như thế nào và
các vở nào được lựa chọn ? Dựa trên
tìm tòi nghiên cứu các tài liệu lưu trữ của chính
quyền thuộc địa Pháp,
chúng tôi chọn nghiên cứu trường hợp Nhà hát
lớn thành phố Hà Nội, qua
các mùa kịch từ 1926 đến 1930.
Việc thiết lập các hồ sơ trong thời gian
1930-1931 cho phép thống kê được những vở diễn từ năm
1907.
Ủy ban sân khấu : vai trò và hoạt động
Nhà hát lớn thành phố Hà Nội khánh thành năm 1911, sau những sự cố tài chính khiến cho việc mở cửa biết bao mong chờ bị chậm lại. Ngay từ đầu, chính Ủy ban sân khấu là đơn vị quyết định chương trình các buổi biểu diễn và bầu giám đốc Nhà hát. Ủy ban này tuân
thủ những nghị định xác định rõ thành phần và cách thức hoạt động của nó.
Ngày 5 tháng tư 1930, Ủy ban sân khấu[vi],
gồm có Đốc lý, Chủ tịch Ủy ban, và các
thành viên sau : hai ủy viên hội đồng thành phố, một thủ quỹ trưởng đại diện cho những người đặt vé định kỳ, một người đại diện cho báo chí, một tổng thư ký đã nhóm họp trong phòng
họp kín của Tòa thị chính Hà Nội. Cuộc họp này của Ủy ban sân khấu diễn ra theo yêu cầu của Thống sứ Bắc kỳ yêu cầu tổ chức một mùa sân khấu cho năm 1930-1931 và ông cũng muốn biết mùa sân khấu này sẽ được tổ chức ra sao. Ông muốn có một đoàn duy nhất cho ba nhà hát Đông Dương
ở Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng, điều đó cho phép cấp cho giám đốc một khoản trợ cấp đủ để ông có thể tuyển một đoàn đầy đủ và gồm những nghệ sỹ giỏi, giống như thử nghiệm đáng khích lệ của mùa sân khấu trước đó. Thống sứ Bắc kỳ tiếc là Sài Gòn đã từ chối thử nghiệm điều này vào mùa sân khấu 1930-1931.
Vì vậy, thành phố Hà Nội đứng trước hai giải pháp : thỏa thuận với thành phố Hải Phòng để tổ chức một mùa sân khấu với một đoàn đặc biệt cho Bắc kỳ, hoặc là đóng cửa nhà hát Hà Nội vào mùa đông sau đó. Khi đó, ngân sách cho mùa sân khấu có thể sử dụng để tiến hành những công việc sửa chữa khấn cấp trong tòa
nhà này và hoàn thành việc trang trí khán phòng và phòng dành cho diễn viên. Các thành viên Ủy ban sân khấu viện ra những lý do kinh
tế để nhận được sự giúp đỡ vào mùa sân khấu sau. Họ nói rằng « dân buôn bán địa phương quan tâm đến việc tổ chức mùa sân khấu mỗi năm, rằng phải sửa chữa khẩn cấp nhà hát bằng ngân sách
thành phố dành cho việc bảo dưỡng các tòa nhà, và rằng dường như
không có một trở ngại lớn nào để làm chậm trễ hơn
nữa việc hoàn thành
trang trí nội thất Nhà
hát ». « Vì các trò giải trí ở Hà Nội đã quá hiếm hoi nên không nên để người dân mất đi mùa sân khấu, trò giải trí chính của họ ». Vậy là Ủy ban sân khấu nhất trí tổ chức một mùa sân khấu năm
1930-1931 với điều kiện là thành phố Hải Phòng cũng
phải phối hợp trong việc này như trước kia và ngân sách địa phương hỗ trợ phải được giữ nguyên.
Khi vấn đề này được giải quyết, Ủy ban sân khấu xem xét cách
thức soạn thảo nội quy, họ đề ra những tháng có mùa sân khấu, thời gian diễn ra mùa sân
khấu, thể loại kịch biểu diễn và sau đó là thành phần đoàn kịch. Ủy ban cũng nhất trí là mùa
sân khấu diễn ra từ tháng mười hai đến tháng hai,
và như vậy là rút xuống còn ba tháng, rằng đối với Hà Nội, thời gian kéo dài một tháng rưỡi và với Hải Phòng cũng bằng ấy thời gian, rằng đoàn kịch sẽ chỉ diễn opérette và
hài kịch, trừ opéra và hài
kịch-opéra[vii].
Trước khi kết thúc phiên họp, Ủy ban bày tỏ mong muốn là những vấn đề liên quan đến việc tổ chức những mùa sân khấu trong tương
lai sẽ được xem xét ngay
từ tháng giêng để Hà Nội có thể nhận được nguyện vọng của các ứng viên khác nhau trong tháng tư và để có thể chỉ định ngay giám đốc.
Các Ủy ban sân khấu thành phố đặt dưới sự quản lý của Ủy ban sân khấu toàn thể của Bắc kỳ nhóm họp tại Dinh Thống sứ Bắc kỳ với sự có mặt của Chủ tịch, Thanh tra các vấn đề Chính trị và Hành
chính, Thị trưởng Hà Nội, hai ủy viên Hội đồng thành phố, Giám đốc Pháp Đông Dương, Thị trưởng Hải Phòng, Giám đốc Báo Hải
Phòng. Phiên họp toàn thể này xác định khoản trợ cấp cho sân khấu và xem xét kế hoạch cho mùa
sau. Biên bản của Phiên họp toàn thể ngày 15 tháng năm 1930 có chỉnh sửa những điều khoản khi quy định rằng mùa 1930-1931 sân khấu ở Bắc Kỳ sẽ kéo dài ba
tháng và bắt đầu ngày 15 tháng
11, rằng những ứng cử viên vào chức giám đốc sẽ phải giới thiệu diễn viên cho
đoàn kịch, dàn nhạc và những vở sẽ diễn, rằng các vở diễn phải bao gồm cả opérette và hài kịch. Nhân sự của nhà hát Hà Nội và Hải Phòng sẽ gồm ít nhất là mười hai nghệ sỹ ca kịch và hài kịch, mười hai nhạc công và một nhạc trưởng, một nửa các nhạc công phải từ Pháp đến, cuối cùng là mười hai ca sỹ hợp xướng trong đó có bảy là nữ. Phiên họp cũng định ra mức lương cho nghệ sỹ. Phiên họp cũng quy định về các vở diễn và các buổi diễn : mùa sân khấu bắt buộc phải có mười lăm buổi diễn khác nhau, trong đó ít ra là ba vở mới. Những ứng cử viên vào chức giám đốc phải gửi đơn lên Thống sứ Bắc kỳ trước tháng bảy 1930. Sau khi đã chỉnh sửa, văn bản quy định này được trình lên cơ
quan tài chính để kiểm tra và sau
khi thống nhất với Chính phủ toàn quyền về khoản trợ cấp, một công điện được gửi tới Cơ quan kinh tế Đông dương tại Paris để chỉ ra những điều chỉnh và đề nghị cơ quan này quảng cáo để tuyển dụng. Một thông báo tuyển dụng được công bố và công chúng có thể tra cứu bản quy định tại Văn phòng số 1 thuộc Dinh Thống sứ Bắc kỳ và Văn
phòng các tòa thị chính Hà Nội và Hải Phòng.
Danh sách các vở diễn có định hướng rõ
ràng
Trong một bức thư đề ngày 12 tháng năm 1930 gửi ông
Servoise, Phụ trách chính các vấn đề dân sự, Thống sứ Bắc kỳ yêu cầu một danh sách các vở diễn ở Hà Nội và Hải Phòng, theo từng mùa diễn và « liệt kê đầy đủ nhất có thể những vở đã diễn trước đó, với tên các giám
đốc đã cho diễn những vở này », « đối với những năm sau chiến tranh, biên lai ghi tổng các khoản thu, theo từng buổi diễn chính là thông số chính xác nhất về sở thích của công chúng », « danh sách các bản nhạc, kịch bản và décor mà các nhà hát thành phố sở hữu »,
« thống kê thật chi tiết những đạo cụ mà họ có », « tên và chuyên môn của từng nhạc công có thể được Ban giám đốc nhà hát tuyển tại chỗ ».
Những tài liệu này cho chúng ta những thông tin
quý giá về việc lập chương trình các
vở diễn từ 1907 đến 1927, tức là hai chục năm lập chương
trình cho Nhà hát thành phố Hà Nội. Chúng tôi
xem xét những năm gần đây nhất, tức là những vở diễn từ 1926 đến 1927, dưới sự chỉ đạo của ông Dupuis. Theo sở nguyện của Ban điều hành sân khấu, hai thể loại kịch được công diễn : hài kịch và opérette, tiếp nối truyền thống từ đầu thế kỷ và đáp ứng gu của công chúng.
Tuy nhiên, các vở hài kịch, không nhiều bằng opérette, chiếm một vị trí quan trọng và thường mở đầu và kết thúc mùa sân
khấu. Các vở này cũng góp
phần đổi máu cho các
vở kịch diễn ở Hà Nội bởi vì đó là những vở mới được dựng ở Pháp, nhưng
chúng chỉ hạn chế ở thể loại hài kịch
Boulevard, với bốn vở của các bậc thầy về kịch Boulevard của Paris, hai vở của Pierre Véber
và hai vở của Louis
Verneuil.
Mùa sân khấu bắt đầu ngày 27 tháng 11 năm 1926 và buổi diễn đầu tiên này
thành công rực rỡ với vở Khi
ta có ba người của Pierre
Véber, nhà soạn kịch nổi tiếng cho nhà hát ở thủ đô trong nửa thế kỷ. Vở kịch được viết tại Paris vào năm trước đó này đem lại khoản thu nhập lớn thứ ba trong mùa sân khấu ; tuy nhiên, buổi diễn lại ngày 19 tháng mười hai 1926 đem lại những khoản thu thấp nhất, điều đó đặt ra giả thiết là công chúng Hà Nội không thay đổi mấy. Quý ông 5 giờ của Maurice
Hennequin và Pierre Véber, kịch vui mới sáng tác năm
1924, diễn vào các ngày 23 tháng mười hai 1926 và 20 tháng hai 1927. Chiếc ghế bành
47, hài kịch bốn hồi của Louis Verneuil, được trình diễn ngày 27 tháng giêng 1927.
Cuối cùng, ngày
24 tháng hai 1927, Chị họ từ Varsava của tôi, hài kịch ba hồi của Louis Verneuil, viết cho vợ ông
là Elvire Popesco, và được dựng tại Paris ba năm trước đó tức là năm 1923, kết thúc mùa sân khấu này của Hà Nội.

Cũng mang những tình tiết tình cảm nhẹ nhàng của hài kịch Boulevard, các vở ca kịch nhẹ đóng góp một phần quan trọng vào chương trình biểu diễn. Một số vở thường được rút ra từ những vở kịch, như trường hợp vở đầu mùa, diễn ngày 28 tháng mười một 1926 (diễn lại ngày 5 tháng hai 1927), Bá tước Luxembourg, ca kịch nhẹ ba hồi của Flers và
Caillavet, sáng tác năm 1912. Sau đó là : Manon (30 tháng mười một 1926), tác phẩm sáng tác năm 1884 do Henri Meilhac và Philippe Gille soạn lời, âm nhạc của Jules Massenet, dựa trên tiểu thuyết của thầy tu Prévost ; Thèm
em (2, 12, 24 tháng mười hai 1926), hài kịch ca kịch nhẹ ba hồi của Wilned và Marcel Grandjean, sáng tác tại Nhà hát Marigny năm 1923 ; La Tosca (4 tháng mười hai 1926), kịch trữ tình của Victorien Sardou và Paul Ferrier, âm nhạc của Giacomo Puccini, là thành công lớn nhất của mùa diễn ; Mogol Cao lớn (5 tháng mười hai 1926, 15
tháng hai 1927), hí kịch ba hồi sáng tác năm
1884, của Henri Chivot và Alfred Duru theo nền nhạc của Edmond Audran,
là một trong số những vở cổ nhất được diễn ở Bắc kỳ (Đoàn Harmonie của Hải Phòng đưa vở này vào chương trình ngay từ tháng sáu 1889 ; và, cùng năm đó, đoàn
Greef-Caisso – đoàn lớn nhất (14 nghệ sỹ) từng tới Bắc kỳ đến thời điểm đó – diễn vở này tối đầu tiên tại Hải Phòng, với sự tham dự của Toàn quyền, Thống sứ và Thị trưởng) ; Carmen (7 tháng mười hai 1926) của Henri Meilhac và Ludovic Halévy, tác phẩm bốn hồi chuyển thể từ truyện ngắn của Prosper
Mérimée, âm nhạc của Georges
Bizet, sáng tác tại Nhà hát kịch Paris năm 1875 ;
Dédé (9 tháng mười hai 1926, 30 tháng giêng 1927), vở thành công thứ hai của mùa diễn, ca kịch nhẹ sáng tác năm
1921 của Albert Willemetz ; Không hôn lên
miệng
(11 tháng mười hai 1926) của André Barde, tác giả kịch bản của vở ca kịch nhẹ ba hồi mới được sáng tác tại Paris ; Xinh trai (14 tháng mười hai 1926, 6 tháng hai 1927), ba hồi năm cảnh, âm nhạc của Ambroise Thomas và một kịch bản của Jules
Barbier và Michel Carré, do đoàn Greef-Caisso diễn tại Hà Nội từ 1891 ; Hyppolythe
và Paillasse (16 tháng mười hai 1926) ; Vũ điệu chuồn chuồn
(18, 26 tháng mười hai 1926) của Roger Ferréol, ba hồi, nhạc của Franz Lehar, sáng tác tại Nhà hát Ba-Ta-Clan Paris năm 1924 ; Werther (21 tháng
mười hai 1926), kịch trữ tình bốn hồi năm cảnh của Jules Massenet theo tác phẩm của Goethe ; cuối cùng là Lakuré
(25 tháng mười hai 1926, 22 tháng hai 1927) kết thúc năm 1926 đúng vào ngày Noël, trước khi không diễn nữa trong thời gian nghỉ lễ, sau đó lại diễn lại vào cuối tháng giêng với vở Anh thích
thế (29 tháng giêng 1927, 20 tháng hai 1927 để giúp cho các dàn đồng ca), opérette
ba hồi, sáng tác năm 1925, của Albert Willemetz và Saint-Granier, âm nhạc của Henri Christiné, và với Dédé (30 tháng giêng 1927). Các vở diễn tháng hai là : Faust (1 tháng
giêng 1927) của Charles
Gounod, kịch bản của Jules Barbier và Michel Carré,
viết năm 1859, với ba hồi được đoàn
Greef-Caisso diễn tại Hải Phòng từ năm 1889 ; Phi-Phi (3 tháng hai
1927), opérette ba hồi, âm nhạc của Henri Christiné ; Người thợ cạo thành Séville (8 tháng hai 1926), hí kịch ba hồi nổi tiếng (1816) của Gioacchino Rossini, được đóng vào đầu thời kỳ kịch Pháp xuất hiện ở Hà Nội ; Miệng em (10 tháng hai 1927), opérette ba hồi trong đó Yves Mirande là tác giả kịch bản cùng với Albert
Willemetz, âm nhạc của Maurice
Yvain, sáng tác tại Paris năm 1922 ; Mireille (12 tháng
hai 1927), do Charles Gounod soạn dựa trên kịch bản của Charles
Carré theo Mirèio, sử thi bằng tiếng vùng Provence của Frédéric
Mistral sáng tác năm 1864 tại Nhà hát Trữ tình ; Rip
(13 tháng hai 1927), opérette sáng tác năm 1884 của Henri Meilhac
và Philippe Gille, dựa theo tác phẩm của nhà văn người Anh Farnie, trên nền nhạc phóng đãng của Planquette ;
Giá mình là vua (17 tháng hai 1927) của Adolphe
d’Ennery và Adolphe Adam cũng nằm trong số những thành công trước kia của hà Nội ( do đoàn kịch Châlet diễn từ 1888) ; Không
ai cưỡng nổi nàng (19 tháng hai 1927), ca kịch nhẹ ba hồi trên nền nhạc của Edouard
Jouve, sáng tác năm trước đó, tức năm 1925 tại Nhà hát Comoedia.
Những tác phẩm mới sáng tác tại Paris gặt hái nhiều thành công trước công chúng Hà Nội bởi lẽ chúng làm thay đổi danh mục những vở diễn tại Nhà hát
Thành phố. Người ta nhận thấy sự vắng bóng gần như
hoàn toàn và đáng ngạc nhiên của kịch cổ điển (Molière,
Racine, Corneille) trừ các tác phẩm của Beaumarchais hay Goethe qua những chuyển thể, trong khi người ta biết rằng cơ quan hành chính bao gồm những công chức và những quan chức cao cấp có học từ Pháp đến cùng phu
nhân của họ, nhưng những người này chắc hẳn chỉ là một bộ phận nhỏ xã hội thuộc địa bấy giờ. Hạn chế ở thể loại kịch đặc biệt là kịch Boulevard, danh sách các vở kịch này không có một tác phẩm tiên phong nào. Thế nhưng, năm 1926-1930, người ta sống giữa phong trào
siêu thực và kịch cũng chịu những thể nghiệm mới, đặc biệt là những thể nghiệm của Roger Vitrac hay của Antonin Artaud. Ở đây, không có
gì chỉ ra những nghiên cứu về các trào lưu thẩm mỹ mới.
Sở thích của công chúng là nhân tố chính trong
việc lựa chọn các vở diễn bởi vì cần phải có thu nhập để trả tiền cho đoàn kịch cũng như giám đốc nhà hát, những người này từ Pháp tới cho mùa kịch. Với những tình tiết tình cảm, kịch Boulevard giới thiệu với công chúng
xã hội thuộc địa thu nhỏ này, rất xa xôi đối với những xã hội thượng lưu
Paris, một tấm gương trong đó nó có thể đến cười vào chính
nó, trên thực tế sống trong một sự hỗn độn do một môi trường vận hành tách biệt.
Người ta nhận thấy rằng từ buổi diễn thứ hai của cùng một vở diễn, nguồn thu giảm mạnh (vở Dédé chẳng hạn, trong khi buổi diễn đầu tiên đem lại nguồn thu lớn thứ hai mùa diễn) do công chúng người Âu ở Bắc Kỳ còn thu hẹp hơn. Do chương trình bị lên khung trước ngăn cản mọi sáng tạo do các vở diễn đã được thỏa thuận trước, chính sân khấu Việt Nam lại có sự sáng tạo hơn nhưng
nó lại nguy hiểm hơn nhiều bởi nó có khả năng lật đổ chủ yếu là do sự tự do mà rào cản ngôn ngữ có thể cho phép. Khuôn mẫu kịch Pháp ảnh hưởng tới kịch truyền thống Việt Nam là cải lương và tạo điều kiện cho kịch nói Việt Nam.[i]
Vì vậy, các buổi biểu diễn bằng tiếng Việt bị kiểm duyệt để cho phép hay
cấm các buổi diễn này, giống như
những tư
liệu của cảnh sát Tòa thị chính Hà Nội cho thấy.[ii]
Những
nguyên nhân lịch sử của việc lựa chọn các vở kịch
Nguyên nhân khiến người ta thích những vở hài kịch và kịch hát một phần có liên quan đến lịch sử cuộc chinh phục Bắc Kỳ của người Pháp. Quả thật, chương trình kịch và những ca khúc chính
là những vở được diễn ngay khi sân khấu Pháp được đưa vào vùng đất không hiếu khách ở Đông Dương này. Cần phải tin rằng thị hiếu của công chúng thay đổi rất ít trong năm mươi năm. Chắc hẳn chính quyền Pháp khuyến khích sự bất biến này.
Vào đầu thời kỳ Pháp chiếm đóng, năm 1984, giữa lúc cuộc chinh phục đang ở thời điểm kịch tính nhất, tại một trong những ngôi chùa cạnh Hồ Gươm Hà Nội mà chính quyền quân sự cấp cho quân lính làm nơi
ở, vài diễn viên và ca sỹ mặc đồng phục tổ chức một gánh hát nhỏ ; đó là Chùa Bút tháp. Các buổi diễn miễn phí dưới sự chủ trì của Labiche và vài người viết bài hát đang thịnh hành thu
hút một đám cử tọa hầu như
chủ yếu là quân sỹ. Vào thời điểm sân khấu chùa Bút tháp thu được những thành công ban đầu, hai nghệ sỹ chuyên nghiệp đầu tiên, cặp vợ chồng Deschamps, đã tới Hải Phòng rồi đến Hà Nội vào năm 1885, với hành trang
là các vở kịch, đem đến một mùi hương xa xôi từ nước Pháp và cả những thú vui Paris trong một quãng thời gian. Tương lai Bắc kỳ ca ngợi những « nghệ sỹ dũng cảm » này,
những người đã cho phép
« đưa sân khấu Pháp vào những vùng đất xa xôi này ».
Họ đến làm cho bầu không khí ở một trong những nơi ngột ngạt nhất này trở nên vui vẻ hơn.
Ở Hà Nội, người ta đang trầm uất khi nghe tin
đội quân viễn chinh đã thiệt mạng rất nhiều vì lửa đạn, vì bệnh tật và mệt mỏi, và cả vì những mất mát của chính những người trong dân sự do khí hậu và những bệnh dịch thường gặp. Chỉ riêng ở Huế vào tháng tám 1885, bảy trăm lính Pháp chết vì dịch tả.
Để thể hiện sự thỏa mãn chung, Tương lai Bắc kỳ, cùng lúc với việc giới thiệu sân khấu Pháp ở Hà Nội, đã gợi ý chính quyền cấp mười đồng mỗi tháng cho
Julien Deschamps để ông tiếp tục cố gắng làm việc này. Claude Bourrin viết : Phải chăng ảnh hưởng của tinh thần Pháp đến những hoạt động đầu tiên ở Hà Nội, được báo chí đưa
tin đến tận Paris và báo
chí Bắc kỳ nói đến, đã khiến cho công luận Pháp, trước tiên là đối nghịch với sự hiện diện của chúng ta ở đất nước chết chóc này, sau đó đã thay đổi quan điểm và chấp nhận tăng cường chinh phạt ? Một khi mà người ta đến đó không chỉ để chết, vì sốt, vì kiết lị, vì dịch tả, vì say nắng hay rơi vào tay bọn cướp, một khi người ta có thể sống ở đó như thế, với tinh thần khá tự do để hoan hô, hát hay chơi
những câu ví dặm và những vở kịch vui, đất Bắc kỳ này có xứng đáng để người ta tin tưởng một chút vào những người khẳng định niềm tin của mình vào tương
lai ? ». Vì vậy, đời sống văn hóa Pháp đến với Bắc kỳ thông qua sân khấu kịch vào năm 1885, sau đó là âm nhạc vào năm 1886 khi buổi hòa nhạc quân đội của Pháp đầu tiên được tổ chức với sự hiện diện của tất cả những người Pháp trong thành phố. Kịch và hòa nhạc trở thành một truyền thống còn được duy trì năm mươi
năm sau trong chương trình biểu diễn của Nhà hát
thành phố Hà Nội qua những vở kịch Boulevard
và opérette. Vì vậy, người ta sẽ không hiểu nổi việc lựa chọn những vở kịch này nếu không đi ngược lại thời kỳ chúng mới đến đất Bắc kỳ. Các diễn viên chuyên
nghiệp biểu diễn ở Hà Nội sau đó, vào
năm 1887, là Mallaivre, tự mệnh danh là Alcazar, và người bạn trai của cô là Turbat, tác giả của bản nhạc nổi tiếng « Cô gái Bắc kỳ ». Họ pha trộn ca khúc với những đoạn hài kịch và những hí kịch hai vai diễn. Cũng năm đó, đoàn Haakman (đoàn kịch thực thụ đầu tiên gồm năm nghệ sỹ : một người chơi piano, hai ca sỹ, một người, một người hát giọng cao và một người hát giọng trung) biểu diễn những trích đoạn ca kịch đang thịnh hành, những ca khúc và những bản tình ca dân
gian. Họ đã thu được những thành công lớn và xin chính quyền thành phố một khoản trợ cấp hàng tháng để đổi lấy việc tuyển 12 nghệ sỹ và một chương
trình biểu diễn kéo dài sáu
tháng với 72 buổi diễn opéra-hài kịch, ca kịch nhẹ, hài kịch-kịch vui châm biếm và kịch châm biếm. Những đề nghị này, rất tiếc là bị từ chối do thiếu kinh phí và
thiếu phòng thuộc về cơ quan hành
chính, dù sao cũng là thiết yếu bởi vì đó là lần đầu tiên một đoàn kịch của Pháp có ý xin
chính quyền thuộc địa tài trợ. Chính đoàn Greef-Caisso, khởi nghiệp tại Hà nội vào tháng giêng 1890, được hưởng lợi từ sáng kiến này : sau khi thành công, tất cả thành phố « sống như trên sân
khấu và người ta cảm thấy rằng thuộc địa của người Âu trong tương
lai sẽ không thể thiếu vắng một loại hình giải trí kiểu này. Bỗng nhiên, thành phố hỗ trợ cho Greef trả một nửa tiền thuê phòng
biểu diễn » dành
cho ông. Cuối cùng, không nên quên vai trò rất quan trọng của Đoàn giao hưởng thành lập ngày 15 tháng ba 1889 tại Câu lạc bộ Thống nhất nhân một buổi dạ hội nhạc vũ do ông Brou, chủ tịch Câu lạc bộ tổ chức. « Ông
Brou vừa mới khiến cho băng giá nơi
thuộc địa tan chảy ! », một người phụ nữ run rẩy thốt lên tại Hà Nội. » Ngay sau hôm diễn ra buổi dạ hội, Đoàn giao hưởng đã có sáu mươi
người đăng ký thành viên và đoàn chuẩn bị lên chương trình biểu diễn cho các lễ hội với các tiết mục hát và hòa nhạc.
Những vở kịch và ca kịch nhẹ vốn được hoan nghênh
biết mấy trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến đã xuất hiện ngay từ những cuộc phiêu lưu ban đầu của sân khấu Pháp ở Bắc kỳ và khiến cho thói quen cũ kỹ mà công chúng không bao giờ thôi trung
thành này cứ kéo dài mãi.
[iv]
Xem thêm Arnauld
Le Brusq và Léonard de
Selva, Việt Nam qua kiến trúc thuộc địa,
Paris, Chaudray, NXB. Di sản và
phương tiện truyền thông địa chúng, 1999.
[v] Với Victor Hugo, sân khấu là công cụ hữu hiệu để truyền
bá tư tưởng : "Sân khấu là một diễn đàn, sân khấu là một bục giảng,
sân khấu nói mạnh và nói to ! », ông đã viết như vậy trong Lời nói đầu
vở Lucrèce Borgia.
[vi]
Biên bản của Ủy ban sân khấu TP Hà Nội, 5 tháng tư 1930.
[vii]
Thư đề ngày 2 tháng năm 1930, của Ngài Tholance, Thị trưởng TP Hà nội, gửi Ngài
Thống sứ Bắc kỳ.
[viii] Xem thêm Maurice Durand, Trần Huân
Nguyễn, Dẫn luận văn học Việt Nam, Bộ sách
Unesco. Dẫn luận văn học Phương Đông,
Paris, G.-P. Maisonneuve et Larose, 1969.
Xem
thêm cả Đinh Quang,
« Hình thành kịch nói Việt Nam, quá trình phát triển đến Cách mạng tháng
Tám », trong Ảnh hưởng của kịch Pháp đến kịch nghệ Việt Nam, Việt Nam,
Viện Sân Khấu, 1998.
[x] Người đầu
tiên chuyển thể các vở kịch Pháp là Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) (Người bệnh
tưởng, 1920 ; Trưởng giả học làm sang, 1923). Cũng có thể kể
thêm kịch của Vũ Đình Long (1896-1960), nhà viết kịch lớn chịu ảnh hưởng của kịch
Pháp. Ông đã chuyển thể sang tiếng Việt các vở Phục vụ của Henri Lavedan (Thờ Nước, 1947), Cô gái phiêu
lưu của Emile Augier (Công tôn nữ
Ngọc Dung, 1947), Horace của
Corneille (Tổ quốc trên hết, 1949), Người thừa kế chính
của Régnard (Gia tài, 1958). Xem Vũ Đình Long, Tuyển tập kịch Vũ Đình
Long, Lời nói đầu của Ngô Tự Lập, NXB Hội Nhà Văn, 2009.