“Chém rắn đuổi hươu” là
một thành ngữ được
sử dụng khá nhiều trong văn học cổ Việt Nam. Tuy nhiên, không phải trong mọi văn cảnh, nó đều được dùng với một ý nghĩa xác định như nhau và nhất là mang một sắc thái biểu cảm giống nhau; đó là một trong những nguyên nhân làm cho các cách
chú thích, giải thích thành ngữ này thường có chỗ vênh nhau, thậm chí có khi mâu thuẫn nhau. Nguyên nhân cơ bản hơn , có tính chất chủ quan, là do người chú thích, giải thích có khi chưa nắm thật chắc xuất xứ của các điển cố. Nhân Xuân Quý Tị sắp đến, đề cập chuyện này cũng là điều thú vị.
“Chém rắn đuối hươu” là
một thành ngữ gốc Hán nguyên văn là “Trảm xà trục lộc” (斬蛇逐鹿), ghép hai cụm từ “trảm xà” và “trục lộc” gắn với hai điển cố khác nhau nhưng đều xuất hiện trong cuốn Sử ký, một tác phẩm nổi tiếng của
nhà viết sử vĩ đại Tư Mã Thiên
đời
Hán.
“Chém rắn” (Trảm xà - 斬蛇) là một chi tiết quan trọng trong Cao tổ bản
kỷ. Cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên
gồm nhiều bộ phận như Bản kỷ, Thế gia, Thư, Liệt truyện…, trong đó Bản kỷ kể sự tích của các đế vương, Liệt truyện kể sự tích của những người nổi tiếng như Khuất Nguyên, Liêm Pha, Hàn Tín…
Cao tổ, tức Hán Cao tổ, người sáng lập ra triều Hán, lật đổ nhà Tần, tên là Lưu Bang. Chi tiết “chém rắn” xẩy ra lúc Lưu Bang còn
làm chức
đình trưởng, một chức lại nhỏ có nhiệm vụ chuyên bắt trộm cướp. Cao tổ bản
kỷ ghi lại như sau “Một
lần, theo lệnh
quan huyện, dẫn
một toán
dân phu đi đến Ly Sơn, giữa
đường dân phu trốn
gần hết. Cao tổ
nghĩ đến được
Ly Sơn thì có lẽ
chúng chuồn sạch.
Đến vùng
đầm lầy
phía tây ấp
Phong,
bảo
mọi người
dừng
chân để đánh
chén. Đến
khuya, thả
cho dân phu về và
nói:
“Các ngươi
bỏ chạy
hết thì
ta nhân đó cũng chuồn
luôn.” Chỉ
còn hơn mười
người trẻ
khỏe nguyện
đi theo. Cao tổ
ngà say, ngay trong đêm tìm đường
tắt qua
vùng đầm lầy, phái một
người đi
trước dò đường.
Người đó
quay lại báo: “Phía trước
có con rắn lớn
chắn
ngang giữa đường, xin được
quay về.” Cao tổ
đang say,
nói: “Hảo hán
đi đường, sợ
gì?”. Thế
là cứ tiến
lên,
vung kiếm
chém chết rắn.
Con rắn lớn
đứt đôi, đường
được khai
thông.
Đi mấy
dặm nữa, Cao tổ
say,
nằm
lăn quay xuống đất
ngủ. Người
đi sau đến chỗ
Cao tổ chém
chết rắn, thấy
một bà
lão khóc trong đêm. Hỏi
vì sao khóc,
bà lão đáp: “Người ta
giết con
tôi nên tôi khóc”. Có người
lại hỏi” “Vì sao con bà lại
bị giết?”. Bà đáp: “Con tôi là con của
Bạch đế
hóa thành rắn nằm
ngang giữa đường, nay bị
con của Xích
đế chém, nên tôi khóc ”. Người ta cho rằng đó là điềm báo hiệu cho triều Tần sắp bị triều Hán tiêu diệt .
Vì
sao lại lý giải như vậy? Theo truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, có năm vị Thiên đế, trong đó có Bạch đế và Xích đế. Bạch đế ở phía Tây, ứng với vị trí của nước Tần, đại biểu cho đức “kim” trong Ngũ hành. Tần Tương công thờ Bạch đế và tự xưng là con cháu
của Bạch đế. Xích đế ở phương Nam (ứng với vị trí của nơi Lưu Bang khởi nghiệp so với vị trí của Tần), tượng trưng cho đức “hỏa” trong ngũ hành. Người triều Hán thờ Xích đế, tự nhận là con cháu của Xích đế. Theo thuyết tương sinh tương khắc của năm đức kim, mộc, thủy, hỏa, thổ thì hỏa có
thể khắc
kim
nên con của Bạch đế (đại biểu cho đức “kim”) sẽ bị con của Xích đế (tượng trưng cho đức “hỏa”) giết chết!

Tranh Đỗ Phấn
“Trảm xà” được sử dụng một cách khá rộng như
một điển cố nhưng chưa thành một cụm từ cố định, như một đơn vị từ điển mang ý nghĩa tượng trưng phổ biến như cụm từ “trục lộc” (“đuổi hươu”),
mặc dầu cũng có một vài cuốn từ điển như Từ
nguyên có
đưa vào.
“Đuổi hươu” (Trục
lộc - 逐鹿 ) là cụm từ kết hợp hai chữ trong lời của
Khoái Thông, bộ hạ của Hàn Tín – tướng giỏi nhất của Lưu Bang – nói
với Hán Cao tổ :”Nhà Tần mất
con hươu, thiên hạ
cùng nhau đuổi theo
bắt nên
ai tài cao chân nhanh thì bắt
được trước
thôi!”
(Nguyên văn: “Tần thất kỳ lộc, thiên hạ cộng trục chi, ư thị cao tài tật túc giả tiên đắc yên!” Hoài Âm hầu
liệt truyện.). Hoài Âm hầu là tước vị của Hàn Tín.
Khác với cụm từ “trảm xà”, cụm từ “trục lộc”được sử dụng phổ biến hơn nhiều, đã trở thành một đơn vị từ điển phổ biến, kể cả ở những cuốn từ điển cỡ trung bình và đặc biệt có ý nghĩa tượng trưng rất cao. Sở dĩ như vậy là vì chữ “lộc” nghĩa là “con hươu” (鹿) cũng đồng âm với chữ “ lộc” nghĩa là “bổng lộc” (祿), mà”lương cao lộc hậu”luôn gắn với địa vị quan chức cao, từ đó, dần dần, chữ “lộc” (鹿) nghĩa là “con hươu” có
thêm một
nghĩa ẩn dụ là “địa vị Hoàng đế”, và cum từ “trục lộc” ( 逐鹿 - đuổi theo con hươu) xuất hiện như một đơn vị từ trong tất cả các cuốn từ điển với ý nghĩa là “tranh giành ngôi
vị Hoàng đế”. Chẳng hạn, theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh : “ Trục
lộc: Nhà Tần mất con hươu, thiên hạ giành nhau đuổi theo. Nghĩa bóng: Tranh cướp ngôi vua”, theo Từ
điển Từ hải (bản rút gọn): “Trục lộc
ví
với việc các anh hùng hào kiệt thời xưa cùng nổi lên để tranh đoạt thiên hạ”
Khoảng từ thời Minh, cụm từ “trảm xà” được kết hợp với cụm từ “trục lộc” để trở thành một thành ngữ gồm bốn chữ là “Trảm xà trục lộc” nhưng ý nghĩa
về cơ bản cũng giống như “Trục lộc” mà thôi:
“Trảm
xà trục lộc: chỉ phong kiến thời đại quần hùng giác trục, tranh đoạt thống trị quyền (thời
phong kiến chỉ các anh hùng hào kiệt đấu tranh với nhau để đoạt quyền thống trị)” (Hán đại
thành ngữ Đại
từ điển. Hán ngữ Đại từ điển xuất bản xã. Thượng Hải, 1996, trang 1059).
Như vậy, với tư cách là
một bộ phận của thành ngữ “trảm xà trục lộc”, cụm từ “trảm xà” (chém rắn) đã mất nghĩa gốc trong văn bản lúc đầu của nó (cái khí thế của anh chàng hảo hán Lưu Bang đôn đốc dân phu đi làm công vụ với tư cách đình trưởng) mà khoác một nội dung mới theo hướng lí giải của truyền thuyết và thuyết ngũ hành để có thể dung hợp với cụm từ “trục lộc” thành một chỉnh thể. Nếu “trục lộc” là “mục tiêu” (giành ngôi vị hoàng đế) thì “chém rắn” là cái điềm báo trước việc chắc chắn sẽ đạt mục tiêu ấy.
Bài viết của chúng tôi chưa nhằm mục đích nhận xét việc chú thích thành ngữ “chém rắn đuổi hươu” ở tài liệu nào cụ thể mà chỉ cung cấp những cơ sở cần thiết để
mỗi người có căn cứ đáng tin cậy lúc tìm hiểu các văn bản có sử dụng thành ngữ khá hóc búa này, đồng thời cũng có thể tự thấy được những chỗ thiếu chính xác ở những tư liệu dẫn
các điển cố đang đề cập, chẳng hạn nói “Lưu Bang chém
rắn trắng” (nguyên văn là rắn lớn – đại xà - 大蛇), “Lưu Bang chém
rắn dựng cờ khởi nghĩa” (việc chém rắn của Lưu Bang không
liên quan đến việc khởi nghĩa, còn việc giải thích theo thuyết ngũ hành lại là chuyện khác), cho rằng “ đuổi hươu” là
để
“tiêu diệt hươu” (như diệt giặc!) trong khi cụm từ ấy lại có nghĩa ngược lại là “bát được hươu” (giành địa vị thống trị, chiếm ngai vua)…!
G.S Nguyễn Khắc Phi