CHÚC MỪNG NĂM MỚI !!! NICO-PARIS.COM - Không gian Văn hóa - Giáo dục & Dịch thuật Văn học - Espace Culture - Education & Traduction littéraire
TRANG VIẾT CỦA BẠN

TRIỂN LÃM TRÀ TẠI BẢO TÀNG GUIMET PARIS - THI HƯƠNG

Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2012 12:00 AM

Trà là đ ung được tiêu th nhiu th nhì, ch sau nước trng. Trà là th cây to công ăn vic làm cho s lượng người ln th nhì trên thế gii, ch sau cây lúa. Văn hóa ung trà có lch s rt lâu đi, ti gn 3000 năm trước công nguyên. Tinh trà (theine) và tinh cà phê (cafeine) thc ra là cùng mt loi phân t…  Trin lãm v trà bo tàng Guimet, chuyên v ngh thut châu Á, đưa người xem vào thế gii “Trà” gn gũi mà mênh mông.

Thc ung năm ngàn năm.

Tất cả bắt đầu vào năm 2737 trước công nguyên. Theo như truyền thuyết thì ở TQ, Hoàng Đế Chen Nung trong một chuyến du hành, dừng chân đun nước dưới tán lá một gốc cây để uống giải nhiệt. Một làn gió nhẹ thổi qua. Vài chiếc lá rơi vào nồi nước của Ngài. Nước đổi màu và mang một hương vị tinh tế. Hoàng Đế nhấm nháp thử, tỏ vẻ thích thú, rồi lại uống nữa. Cây đó là cây trà dại. Từ đó món trà ra đời. Dần dần thức uống này chinh phục cả 5 châu. Năm 2010, thế giới đã tiêu thụ khoảng 4 TRIỆU TẤN trà.

Trà xanh, trà đen, trà trắng, Wu Long, trà sậm màu hay trà đỏ. Mỗi loại màu tương ứng với một kiểu trà đặc biệt.

Những người Châu Âu quan tâm đến món trà trong một thời gian dài cứ tưởng rằng trà đen và trà xanh là hai loại cây khác nhau. Trên thực tế thì trà các màu đều có xuất xứ từ một loài cây. Cái làm nên sự khác biệt hoàn toàn nằm trong cách chế biến.

Lá trà có được o xy hóa hay không, và nếu được o xy hóa thì ở mức độ nào. Chính cách điều chỉnh quá trình o xy hóa này làm ra nhiều loại trà có màu sắc khác nhau, mang những hương vị cũng khác nhau.

Những gười yêu trà hẳn biết đến vị trà Nga. Đó là những pha chế của người Nga từ khoảng thế kỷ 17. Ban đầu là sự pha trộn giữa trà đen của Trung Quốc mà người Nga yêu thích, sau đó thì đa dạng dần, cuối cùng họ dùng cả trà Ấn Độ, đặc biệt là trà Darjeeling để dùng trong triều đình.

Từ đó người ta có thói quen gọi trà hương vị Nga tất cả những pha trộn giữa các loại trà đen của Trung Quốc hoặc trà Darjeeling của Ấn Độ với những hương vị tự nhiên của thảo dược.

Cafeine hay théine?

Thực tế hai thành phần này lại chỉ là một loại phân tử mà thôi. Nhưng cách chúng gây ra hiệu ứng thì tương đối khác nhau. Khi uống cà phê thì phân tử này ngấm rất nhanh vào trong máu và lên não trong vòng dưới 5 phút. Ở trong trà, phân tử này được bọc dưới những lớp tanin nên phân tử cafeine thoát ra từ từ, trong khoảng 10 giờ đồng hồ. Và vì thế nó tạo ra một hiệu ứng phấn khích lâu dài. Vì thế người ta xếp theine vào loại chất gây hưng phấn, còn cafeine vào loại chất kích thích.

Hành trình của trà và toàn cầu hóa

Trong một thời gian dài trà là thứ đồ uống rất được ưa chuộng trong các tu viện. Dần dần, nó cạnh tranh với rượu, bạn đồng hành truyền thống của các nhà nho. Từ nửa sau thế kỷ thứ 8 trở đi, Lu Yu – một nhà thơ và nhân vật huyền thoại trong văn hóa Trung Quốc – đã đưa tiệc trà lên hàng nghi lễ. Ông cũng là tác giả của cuốn Kinh Trà, cuốn sách đầu tiên viết về thức uống này. Từ đó thì lịch sử món trà không thể tách rời khỏi lịch sử những bộ môn nghệ thuật quý tộc cũng như lịch sử những vật dụng đời thường. Họa sĩ, nghệ sĩ thư pháp, thợ gốm… thi nhau sáng tác dưới đề tài về Trà.

Nhờ vào tiến bộ của kỹ thuật bảo quản trà dưới dạng những bánh trà ép, loại lá này trở thành một thứ tiền tệ quý giá và cho phép việc thiết lập ra một hệ thống trao đổi với tên gọi “Con đường của Trà và Ngựa”. Con đường này nối Vân Nam qua Tứ Xuyên, Tây Tạng, Thanh Hải và Mông Cổ có tầm quan trọng tương đương với con đường tơ lụa.

Đến thế kỷ thứ 12 và 13 thì Trà đạo trở thành niềm đam mê trên khắp đất nước Trung Quốc, và đã thúc đẩy ngành công nghiệp gốm của nước này bước vào thời kỳ hoàng kim, nhờ vào việc sản xuất những đồ dùng trong việc pha chế trà.

Đây cũng là giai đoạn những cây trà đầu tiên bắt đầu thích nghi với đất nước Nhật Bản, để rồi uống trà cũng trở thành một tục lệ ở đây. Có lẽ Sen no Rikyu, thế kỷ 16, là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của Văn hóa trà trên thế giới. Mỗi tiệc trà theo trường phái Wabi của ông được coi như một cuộc gặp gỡ thiêng liêng, là phút giây chia sẻ độc nhất không bao giờ lặp lại.

Sự hưng thịnh của triều đại nhà Thanh đã làm cho trà và sứ trở thành hai mặt hàng thương mại mang tính chiến lược chủ đạo và tiên phong trong quá trình toàn cầu hóa. Vào thế kỷ 17, 18, 19, châu Á, châu Âu và châu Mỹ đều bị cuốn vào những cuộc xuất-nhập khẩu trà và bình pha trà bằng sứ. Trà đã từng là nguyên nhân gây ra khủng hoảng chính trị giữa các nước. Nước Anh, sau nhiều nỗ lực nhằm xóa bỏ sự độc quyền của trà Trung Quốc không thành công, đã ăn cắp được công nghệ chế biến trà của Trung Quốc vào năm 1848. Và từ đó họ du nhập cây trà vào trồng trên diện rộng ở sườn núi Himalaya và ở Darjeeling. Từ năm 1887 trở đi, khối lượng trà từ Ấn Độ nhập vào Anh đã vượt qua trà Trung Quốc.

Cho đến cuối thế kỷ 19, cây trà được trồng chủ yếu là ở châu Á. Nhưng do thị trường cầu lớn hơn cung rất nhiều nên cơn sốt trà đã lan sang cả châu Phi và Châu Mỹ La tinh. Hiện nay 4 nước có sản lượng trà lớn nhất thế giới là TQ, Ấn Độ, Sri Lanka và Kenya, với tổng sản lượng chiếm 75% sản lượng của cả thế giới.

Thi Hương, Paris ngày 20/11/2012

 

Chia sẻ trên Facebook