CHÚC MỪNG NĂM MỚI !!! NICO-PARIS.COM - Không gian Văn hóa - Giáo dục & Dịch thuật Văn học - Espace Culture - Education & Traduction littéraire
Không gian thơ Mai Văn Phấn

HIỆN TƯỢNG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ LỘ TRÌNH CÁCH TÂN (KỲ I)

Chủ nhật ngày 8 tháng 7 năm 2012 12:32 PM
Sấm mất giọng, đỉnh núi già mất bóng – NQT

1. Li m 

Trước năm 1975, những tìm kiếm để đạt tới lối biểu đạt mới và hiệu quả mới trong tư tưởng thi ca, rất phức tạp, đến nay còn chưa có sự khảo sát, nghiên cứu và đánh giá xác đáng, đầy đủ. Sau năm 1975, giữa lúc đội ngũ đông đảo các nhà thơ trong nước còn mơ hồ, ngờ hoặc về yêu cầu cách tân thơ, thì tập thơ S mt ng ca la của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (Nxb. Lao động, 1992) đã cất tiếng nói khẳng định, đặt dấu mốc quan trọng khai mở dòng chảy thi ca cách tân trở về sau. Tập thơ đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993, và, nhanh chóng làm xáo trộn tư duy đời sống thơ ca đương đại. Ánh sáng của tập thơ đã lan tỏa, tác động tích cực, sâu rộng trong đời sống thơ ca Việt, gây hiệu ứng dây chuyền. Bắt đầu xuất hiện nhiều tác giả trẻ với những cách viết mới lạ, nhiều khuynh hướng mới được hình thành. Hiện tượng tập thơ S mt ng ca la, ở chừng mực nào đó gợi chúng ta liên tưởng tới hiện tượng thơ V.V.Mayakovsky của văn học Nga đầu thế kỷ XX; trường ca Đt hoang (The Waste Land) của Thomas Stearns Eliot trong văn học Mỹ những năm 50 thế kỷ vừa qua… Không ai có thể phủ nhận vai trò cột mốc văn học mà những tên tuổi kể trên đã đánh dấu. Thế hệ kế tiếp có thể viết hay hơn V.V.Mayakovsky hoặc T.S.Eliot, nhưng lịch sử văn học mãi ghi công những tác gia mở đường, đặt nền móng cho một khuynh hướng nghệ thuật mới.

2. S mt ng ca la và ct mc cho dòng chy cách tân

Buổi đầu, tập thơ S mt ng ca la đã làm dấy lên những ý kiến tranh luận nhiều chiều, đa dạng những thái độ khen-chê. 20 năm trôi qua cho phép chúng ta gạn đục khơi trong, nhìn nhận một cách khách quan giá trị S mt ng ca la. Với tập thơ, Nguyễn Quang Thiều thực sự đã làm cuộc vượt thoát ngoạn mục khi bỏ lại sau lưng những vần điệu, thói quen, cách nhìn đơn tuyến mà ta từng thấy trong tập thơ đầu tay của anh: Ngôi nhà 17 tui (Nxb. Thanh niên, 1990).

Nhìn tổng quan về thi pháp, thơ Nguyễn Quang Thiều trong S mt ng ca la đã kiến tạo thành công những kết cấu mới, mở ra những liên tưởng phi tuyến tính, và đặc biệt, tạo những hình ảnh lạ lẫm, trương nở, chuyển động nhanh, khác hẳn với những quy luật cũ.

Cái nhìn về Sông Đáy là một thí dụ của khác biệt: Nhng con thuyn ln ra ca bin/ Mưa rt dài ướt hết c dòng sông (Nhng con thuyn sông Đáy). Nếu những hình ảnh con thuynca bincơn mưadòng sông… trong tập Ngôi nhà 17 tui vẫn là cách liên tưởng đơn tuyến, quen thuộc, ít gây bất ngờ, thì Sông Đáy trong tập thơ S mt ng ca la đã nhảy một bước dài: Cơn mơvang lên tiếng cá quy tut câu như mt tiếng nc/ Âm thm v trong tôi, âm thm v cui ngun. Ở đây, cơn mơ, tiếng cá quy tut câu, tiếng nc, tôi, cui ngun là những hình ảnh cách biệt, xa nhau nhưng cùng cuộn trôi theo một từ trường cảm xúc mạnh, nhất quántạo được hiệu ứng không gian và bật lên sức liên tưởng mạnh mẽ: đó là cách liên tưởng đa tuyến. Thơ Nguyễn Quang Thiều thường không áp dụng cố định những thủ pháp của các trào lưu hiện đại, như siêu thực, tượng trưng, biểu hiện,… nhưng câu thơ trên có cách liên tưởng gần với tượng trưng, tạo hiệu ứng về hình ảnh và âm thanh rất kỳ lạ.

Tập thơ S mt ng ca la, trước hết, làm bật lên nỗi khao khát về những cuộc lên đường, được giải phóng khỏi những định chế cũ, quan niệm cũ. Những liên tưởng bất ngờ khởi đầu cho cuộc lên đường thoát khỏi cảm hứng và ám ảnh cũ. Cán dm chúi xung mt đường - Nhng nòng súng g hết đn…/ Vy cá bám trên áo h lp lánh nhng tm huân chương (Trên đi l); Mt cơn st ngi ôm mt cơn st/ Nhng tiếng ho bình đng v làm đôi (Thi gian); Thính c ném xung đi ta không ng (Mười mt khúc cm);...

Tính truyện và ngôn ngữ kể gần với ngôn ngữ đời sống cũng là nét đặc sắc trong tập thơ này. Ông viết mà như nói. Nói một cáchngh thut. Kiểu tường thuật này ít xuất hiện trong thơ Việt trước đó, như: Nhng người đàn bà vác dm đi thành mt hàng dc v phía bên phi sát mép đi lNgười h bc kín bi nhng lp vi nâu và đen

Yếu tố tính dục và cơn khát giải phóng nó rất mãnh liệt, thánh thiện đã được Việt hóa trong thơ Nguyễn Quang Thiều: Bu vú em gió núi đã thi mát rượi (Mt bài hát tình yêu ca Làng Chùa); Ta ôm nhau ngi th trước sao tri (Nhng ngôi sao);…

Trong nỗi khát khao trở về nguồn cội, với tình yêu quê hương cháy bỏng, nhà thơ tạo nên những thi ảnh vừa ngẫu nhiên, vừa mang tính ám dụ mới mẻ, mãnh liệt: Con mun ln vào khăn áo đám ma quêCon mun đp lên cơn ho ca con tàn hương thơm và m (Âm nhc); Ch mùi khói phân trâu khô bên đường bén laNgăn ngt đng vào gic ng k tha phươn(Tha phương). Trong Bài hát v c hương tôi, thi sĩ đã hát bằng khúc ruột mình chôn dưới nắm đất dế giun: Nó thành con giun đt…/ Bò âm thm dưới vi nước, b ao/ Bò qun qui qua khu m dòng h/ Bò qua bãi tha ma người làng chết đói/ Đt đùn lên máu chy dòng dòng

Từ sau tập thơ S mt ng ca la, Nguyễn Quang Thiều luôn chú tâm khai triển toàn bộ tinh thần thi pháp mà ông đã minh định. Nếu gọi S mt ng ca la là vạch xuất phát thì đến nay, nhà thơ đã để lại sau mình những xa lộ thênh thang, thẳng băng mà ít có những khúc cua đột ngột. Ở lộ trình này, ông đã làm phong phú, phồn tạp hơn những gì được khai mở trong tập thơ S mt ng ca la bằng chính quá trình nhận diện cuộc sống và hoàn thiện quan điểm thẩm mỹ.

3. Thi đi và nhà thơ

Bóng dáng thời đại và thi pháp là hai vấn đề lớnmang tính quyết định để định danh định tính thơ Nguyễn Quang Thiều trong lộtrình cách tân thi pháp.

Thơ ông tỏa sáng và khuynh loát trong nhiều đề tài với những cách biểu hiện khác nhau, với nhiều cung bậc cảm xúc vượt khỏi phạm vi cảm hứng hiện thực và cả siêu thực. Thơ ông, dù viết về đời thường dung dị vẫn ẩn chứa tài năng/ tài hoa và sự tinh tế. Những bài thơ Tiếng cười, Con gái ơi, By chó ca tôi, Thi gian, Thì thào khu vườn, V nhng đ vt có trên bàn viết,Ba ti… là những ví dụ tiêu biểu. Bên cạnh những bài thơ về xã hội, triết lý, nhân sinh, tiên tri,… nhiều bài thơ mang tầm vóc thời đại với tầm tư tưởng lớn được Nguyễn Quang Thiều khắc hoạ thành công, với tính khát quát và biểu tượng cao. Các bài như By kiến qua bàn tic, Dưới trăng và mt bc ca, Con bng đen đ trng, Nhp điu châu th mi, Bài ca nhng con chim đêm, Nhân chng ca mt cái chết, Cây ánh sáng,… là những bức tranh minh họa sắc sảo cho mảng thơ này.

Hiện thực trong thơ Nguyễn Quang Thiều thường được tái hiện như giấc mơ của người mệt mỏi, kiệt sức vì quá tải trong những cơn dư chấn; là giấc mơ của người bệnh vừa thoát khỏi cơn tai biến hiểm nghèo, hoặc như người vừa chợp mắt đã nhìn thấy những trải nghiệm trong đời thực nhưng được phóng chiếu theo những cách thức khác lạ, có thể cảm nhận được cả hơi thởnóng bỏng, sự khắc nghiệt đến kinh hoàng của đời sống trên da thịt.

Thơ Nguyễn Quang Thiều có điểm khác biệt rõ nét với phần đông các nhà thơ đi trước khi thơ ông không có sự mô phỏng, sao chụp rồi đặt vào đó những ẩn ý, chủ ý. Nguyễn Quang Thiều thường bầy tỏ thái độ thẳng thắn, quyết liệt, trực diện nhằm lý giải một cách chính xác nhất bản chất, chân tướng của đời sống: Tôi là con chim sinh đu hoàng hôn, cui bình minh chưa biết hót. Cp m ty sưng m nhng thì thm (Bài hát). Đó đồng thời cũng là nỗi khắc khoải, khao khát tự do, công bằng, là chân lý của mọi thế hệ, nhất là thế hệ ông: Cp m ty sưng m nhng thì thm. Khi đọc câu thơ này, tôi chợt nhớ tới hình ảnh đứa trẻtrong đêm tối ngước lên cao nhìn thấy ánh sáng của tự do, khát vọng hạnh phúc trong bài thơ Mây bay qua của nhà thơ Nga Joseph Brodsky (Nobel Văn học 1987): ch cn nhìn lên cao mãi, ch cn nc n không cùng, ch cn là mt đa tr ca đêm ti,/ ch cn nhìn lên cao mãi, ch cn hát và khóc,/ ch cn không biết ti nước mt.” (Mây bay qua, Diễm Châu dịch). Những vẻ đẹp lộng lẫy, rộng lớn nhiều khi hiện hữu trong những điều hết sức bình dị của đời sống, trong hơi thở, trong cử chỉ hành động và lối cảm nghĩ của mỗi chúng ta.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa hình ảnh thế hệ mình đang sống trong những câu thơ: Tôi là con chim thay lông mun và đang tp ging bng cp m mm còn  đy máu loãng…/ Đi bài ca sinh ra t nhng ht cơm vương trong chân c di/ Từ qu trng bun va bóc v thi gian (Bài hát). Nhà thơ đang mộng du hay mê sảng? Khó ai có thể phân định rạch ròi trạng thái của Nguyễn Quang Thiều từ những bài thơ của ông. Song chính ở trạng thái đặc biệt này, Nguyễn Quang Thiều đã cho người đọc nhìn thấy mọi góc khuất lấp/ khuất tất của đời sống thực tại.

Từ những góc tối ấy có những tiếng nói riêng biệt và đa dạng đang cất lên, tỉnh táo xen lẫn mê dại, thô ráp đan xen với tinh tế:Không còn ai trên cánh đng mù mt/ Bà tôi đâu, đòn gánh gãy đâu ri/ Sm mt ging, đnh núi già mt bóng/ Mt hay còn, than th đ làm chi (Văn bn ln th nht). Bài thơ Đon ca v bui ti ghi nhận tâm thế hãi hùng của một người khi tận mắt chứng kiến những cảnh tượng đời sống bị biến dạng, đổ vỡ: Mt góc ph mt hiu kim hoàn b phá ca/ Và trong quán rượu mt người say đâm chết mt người say. Đó là hiện thực hay phi thực? Thật khó mà xác định!

Bức tranh trong thơ Nguyễn Quang Thiều lúc đậm lúc nhạt, khi rõ nét khi nhòe mờ được khắc tạc trong bóng tối sau mỗi ngày chỉvừa đủ hình dung và kích thích trí tưởng tượng phong phú của chúng ta: Chúng ta sng qu qung trong nhng tháng năm bóng ti nham nh. Nhiu hơn thành ph vùi sâu vào đt. Nhng thành ph ra đi vĩnh vin và mang theo nhng cây đèn. Chúng ta bi đt và nâng nhng cây đèn, như nâng nhng thi th ngng th đã lâu nhưng da tht vn còn m nóng. (Nhân chng ca mt cái chết). Lại thấy hình ảnh những đứa trẻ trong trắng, thơ ngây hiện lên lung linh như những giọt sương treo trên đầu gai nhọn trong khổ thơ sau: Quanh các con tôi thế gii đang t sát/ Hai đa bé không hay vn bt lá vườn/ Còn sót li sau mùa cây sưng phi/ Bày cơn mơ lên mnh đt cui cùng (Con bng đen đ trng).

Nhà thơ nhiều lúc đã phân thân thành kẻ khác, với cái nhìn khách quan, tỉnh táo và lạnh lùng trước nghịch lý đáng sợ của đời sống thực tại: Và vn nhìn thy/ Cuc làm tình ban ngày/ Ca nhng k tht nghip/ Trong chính công s ca h/ Và vn nhìn thy/ Nơi ngã tư mt chiếc xe ti/ Cán nát mt cô gái/ Nhưng bó hoa cô cm trên tay/ Vn n nt bông cui cùng/ Và vn nhìn thy/ Linh hn nhng người đã chết/ Xếp hàng trước cng tr s Tòa án thành ph (Nht ký ghi dưới gc cây gn qung trường). Chính trong cơn đau đớn, khốn cùng vật vã và cả thất vọng ấy, nhà thơ là người “đi cầu tự cho tương lai của xứ sở mình”.

Có thể nhìn ngắm hiện thực trong thơ Nguyễn Quang Thiều với nhiều gam màu dị biệt, lạnh lùng u tối nhưng không bi lụy, tuyệt vọng,… mà ngược lại, luôn thấy ánh sáng hy vọng, niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tốt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp vĩnh cửu và quyền năng tái tạo thế giới của thi ca: Nhìn xa chân tri nơi bình minh hé môi cười là bóng/ Nhng gót chân đích thc, nhng gót chân đang khut/ Như nhng vt nước ln bay hơi nh nhõm không rên r điu gì…/ Cho đến khi t vòm ming nng hôi, nhp nháp/ Nhng cái lưỡi ca người tìm được li ra. (Bình minh đang lên). Bằng linh cảm nhạy bén và khả năng tiên tri của thi sĩ, Nguyễn Quang Thiều đã nhìn thấy khoảng cách từ bóng ti tới ánh sáng trong một cự ly quá gần ở đoạn thơ sau: Chúng ta ng bóng ti cha đy vũ tr/ Thc ra ch mng như màng mt người mù/ Và ch cn bước thêm mt bước/ Chúng ta s sáng lên sau nhng hãi hùng (Bóng ti). “Chỉ cần bước thêm một bước”, đó là cách nghĩ, cách gợi, một gọi mời của thi sĩ khi ranh giới giữa xấu tốt thị phi là… vô cùng mỏng manh.

Những cuộc lên đường cũng là điểm đến trong chuyển động thơ Nguyễn Quang Thiều. Đó là con tằm chui ra từ vỏ kén, là mầm cây bật lên từ khe đá, là cơn mưa xuống ngọn đồi trơ trọc, đích đến phía chân mây mù mịt sương mù, là sự dũng cảm nhích lên nửa bước chân, những mất mát thua thiệt trong đời sống được đền bù: Và gi đây trong bóng ti ca tháng Chp đông cng như mt chiếc hàm thiếc/ Ta rng rc hơi nóng nhng bao ht ging/ trong tiếng nghiến kiên trì khng khiếp ca bánh xe/ đi đến cánh đng đang ch quyn phép ca tháng Giêng ban tng (Quyn phép ca thi gian).

Sự ra đi trong thơ Nguyễn Quang Thiều là ánh sáng để Dng lên tt c nhng cái thây ca bóng ti đm đìa, để tái tạo hàn gắn, sắp đặt lại thế giới... Đọc thơ ông, ta thấy tương lai tốt đẹp, ngập tràn hy vọng, thấy ấm áp, ân cần: Người đang đến. Người đang tr v/ Con đường tinh kết. Con đường lan ta. Đọc đến cuối mỗi bài thơ, bạn đọc như vừa tự tìm được một lối rẽ, tựmình vừa đặt tay lên những nắm cửa để giải thoát mình sang một không gian khác, một hoàn cảnh khác... Thc dy và rút nhng chân hương ra khi ngc mình (Nhp điu châu th mi).

Đây cũng là trạng thái thường có khi kết thúc mỗi cơn “mộng du” của thi sĩ Nguyễn Quang Thiều. Ở đó, thường mở ra không gian bất tận để bạn đọc nhận ra mình đang đứng trong áp lực của những cơn gió lớn: Tôi ra sông ly lòng tay múc mt min nước ln(Chiếc bình gm). Và, ông đã thấy Con đường và s phn dân tc chúng ta t mt đnh đi (Bài ca nhng con chim đêm).

M.V.P

(Còn tiếp)  

Chia sẻ trên Facebook