Chiều xuân. Khi cây cỏ đua nhau đâm chồi nảy
lộc khắp phố
phường, khi những tia nắng vàng đầu
tiên trong năm len lỏi qua những cành lá, quảng trường
Petit Sablon giữa trung tâm
thành phố Bruxelles như bừng
tỉnh sau một giấc
ngủ đông dài. Ẩn mình giữa một khu phố từng
là nơi ở của
các gia đình quý tộc Bỉ trong nhiều thế kỷ, quảng
trường được coi như một viên ngọc quý giữa lòng thủ đô,
một bảo tàng sống động về nghề
cổ của vương
quốc, một tượng
đài tôn vinh những con người yêu nước sống mãi với thời
gian.
Đôi dòng lịch sử
Trong
suốt nhiều thế
kỷ, cả khu vực
này là môt bãi cát rộng lớn hoang sơ. Mãi đến năm
1289, bệnh viện Saint-Jean nằm gần
đó mới sử dụng
bãi cát làm nghĩa địa cho những bệnh
nhân xấu số qua đời.
Vào cuối thế kỷ
XIX, thành phố chủ trương
di rời các nghĩa trang ra khu vực ngoại
thành và ý tưởng cải tạo
khu nghĩa trang này thành một
quảng trường đã đến với Charles
Buls, thị trưởng Bruxelles. Năm 1880, ông đã mời kiến
trúc sư Henri Bayaert thiết kế
sao cho khu vực này vừa mang môt diện mạo hài hòa với những
công trình kiến trúc xung
quanh, vừa là nơi tôn vinh những tinh hoa của
tư tưởng và truyền thống Bỉ. Quảng
trường Petit Sablon ra đời trong hoàn cảnh đó. Một công trình thiết
kế cân xứng mang nhiều biểu tượng, từ chín cây hoàng dương được tỉa tót kỹ lưỡng tượng trưng cho chín tỉnh của Bỉ vào thời kỳ đó đến những bức tượng hết sức phong phú về số lượng cũng như cách thể hiện.
Công viên
Egmont, một công trình tôn vinh các vĩ nhân
Khi
xây dựng quảng trường Petit Sablon, thị trưởng Charles Buls nghĩ ngay tới một vị trí xứng đáng tôn
vinh các anh hùng dân tộc. Một khu vườn mang tên Công viên Egmont nằm giữa lòng quảng trường ôm trọn trong lòng tượng đài hai bá tước Egmont và Hornes dần dần hình thành. Bá tước Egmont và
bá tước Hornes được coi như những gương mặt tiêu biểu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ chống lại sự bạo tàn của người Tây Ban Nha tại Bỉ vào thế kỷ XVI. Họ đã bị chém đầu ngày 5-6-1568 tại quảng trường lớn Bruxelles. Theo yêu cầu của Hoàng gia, năm 1864, nhà điêu khắc Ch. A. Fraikin đã thiết kế tượng đài hai bá tước và dựng ngay tại nơi họ bị hành hình.
Tác phẩm được đưa về công viên Egmont trong quá trình hoàn thiện quảng trường Petit
Sablon.
Trong
công viên, dưới bóng những cây hoàng dương hơn hai trăm tuổi, hai vị anh hùng dân tộc được nghe chim
hót quanh năm, được gặp gỡ những con người đã làm nên
lịch sử dân tộc. Quả thực, hai bên tương đài là những bức điêu khắc mười nhân vật quan trọng trong lịch sử Bỉ thế kỷ XVI. Trong số họ có Philippe de Marnix de Sainte-Aldegonde
(1538-1598), nhà ngoại giao, nhà văn và triết gia lớn của Bỉ ; Louis Van Bodeghem (1470-1540), một trong những kiến trúc sư xây dựng Cung điện hoàng
gia ; Gérard Mercator (1512-1594), nhà nghiên cứu địa lý và nhà toán học lừng danh ; Barnard Van Orley
(1491-1542), danh họa chịu nhiều ảnh hưởng từ Michel-Ange và Raphael ; Abraham Ortelius (1527-1598),
nhà nghiên cứu địa lý, người xuất bản atlas thế giới đầu tiên và
Guillaume de Nasau (1533-1584), người đóng vai
trò quan trọng trong cuộc cách mạng chống quân Tây Ban Nha.
Năm
tháng trôi qua, không phải ai cũng biết đến những vĩ nhân này, nhưng họ vẫn luôn đón nhận những tình cảm đầy trân trọng và yêu thương không những của người dân Bỉ mà của cả những du khách tìm đến với một không gian trữ tình lãng mạn. Không gian này khiến ai đến đây cũng đều cảm thấy tâm hồn mình chợt nhẹ bỗng, đều thấy mình đang bay vút theo những nốt nhạc trầm bổng của Chopin.
Công viên
Egmont, một công trình tôn vinh nghề truyền thống
Trước khi chiêm ngưỡng tượng đài bá tước Egmont và bá tước Hornes, ai đến quảng trường Petit Sablon cũng bị hớp hồn trước những tác phẩm điêu khắc quanh công viên do các nhà điêu khắc tài năng nhất vương quốc Bỉ thế kỷ XIX thể hiện. Ở đây, ta có thể hình dung được cuộc sống cũng như các hoạt động sản xuất nổi bật ở Bỉ vào thời kỳ mà người lao động chủ yếu làm việc chân tay. Bốn mươi tám bức tượng đồng dựng trên hàng cột gô-tích dọc theo hàng rào không chỉ là minh chứng cho tài năng của các nghệ sỹ mà còn thể hiện sự trân trọng và tôn vinh
nghề truyền thống. Đó là những thợ nề, thợ may quân trang, thợ đúc thiếc, thợ lợp mái nhà, thợ giặt, thợ đúc đồng, thợ làm mây tre
đan, thợ làm mũ, thợ thuộc da… Đó cũng là những tiểu thương sống bằng nghề bán rong phổ biến thời bấy giờ : người bán cá, bán thảm, bán hàng xén, bán quần áo, bán trái
cây, bán rượu… Mỗi nhân vật một dáng vẻ, họ mang trên mình những dụng cụ đặc trưng. Chính vì thế, chỉ cần để ý một chút là ta
có thể nhận diện ra nghề của họ. Thợ đúc thiếc mang trên
mình một cuộn chì và một ống bễ, thợ lợp mái nhà vác trên vai một chiếc thang, người bán cá mang
trên tay một tấm lưới và một xâu cá…
Hơn một thế kỷ đã trôi qua kể từ khi xây dựng, những bức tượng trên quảng trường Petit
Sablon vẫn còn đó. Nắng mưa có thể làm thay màu những tác phẩm này nhưng sự duyên dáng của chúng dường như tăng lên theo dòng thời gian. Giữa một đô thị phồn hoa náo nhiệt, quảng trường Petit Sablon quả là một nơi nghỉ ngơi thư giãn lý tưởng, một nơi níu chân người Bruxelles gắn bó hơn với quê hương mình, với lịch sử hào hùng của dân tộc và với những nghề truyền thống tuy không còn nữa nhưng sẽ sống mãi trong lòng người dân.