CHÚC MỪNG NĂM MỚI !!! NICO-PARIS.COM - Không gian Văn hóa - Giáo dục & Dịch thuật Văn học - Espace Culture - Education & Traduction littéraire
Tản văn - Phê bình
Thành ngữ này hình như ra đời từ thời chiến tranh phá hoại với chế độ tem phiếu bao cấp nhiều khi phát buồn cười. Tem phiếu cả từ bánh pháo tết. Một cách phân phối âm thanh hoan hỉ có một không hai trên đời. Bác Tản Đà còn sống ắt hẳn thoát cảnh “Tiếng pháo nghe nhờ thiên hạ đốt…”.
Bạn thuê chiếc Matiz màu xanh nõn chuối đến đón mình. Màu xe có lẽ ít người thuê nhất trong toàn bộ Matiz đang chạy trong thành phố. Chui vào xe bạn an ủi ngồi bên trong có bao giờ thấy xe mình màu gì đâu! Vậy là thẩm mỹ của bạn cũng chưa đến nỗi nào. Mình hỏi định đi mãi đâu tôi chỉ cầm theo đúng...
Cái sáng tạo bất ngờ nhất ở Ca Lê Thắng lần này là đã kết hợp rất nhiều thủ pháp hiện đại của nghệ thuật trừu tượng cho một đề tài hiện thực mười mươi. Những người chưa từng biết về mùa nước nổi ở Nam bộ hay là những người đã từng trải đều thấy bùng lên một cảm xúc nôn nao khó tả về một miền quê sông...
Đã gọi là dân phố thì không thể tránh thức ăn đường phố. Ngay cả thời bao cấp khó khăn, cơm rang, mì sợi tự nấu ở nhà thì thức ăn đường phố vẫn rất thịnh hành. Xôi, bún, phở gánh gồng đon đả mời chào khắp những ngã tư vỉa hè. Bánh sắn luộc nóng hổi ở góc nhà tù Hỏa Lò.
Rượu men lá uống tràn cung mây. Ngây ngây say dáng núi. Trước khi đứng dậy, mỗi người húp lưng bát canh trâu. Thần trí lại lập tức trở về thanh thản như chưa hề uống rượu. Nhìn rõ con đường và say đắm núi non.
Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI chứng kiến sự biến mất của khá nhiều vật dụng phổ thông trên đất Việt. Những nồi đồng cối đá thúng mủng giần sàng quang gánh cày bừa áo tơi và nón lá dần chia tay với cuộc sống hiện đại. Những vật dụng đã có mặt hàng nghìn năm trên mảnh đất này bỗng biến mất chỉ trong...
Ngày nhỏ đọc tiểu thuyết Lều Chõng của cụ Ngô Tất Tố thấy các nhân vật trong ấy rất gần gũi với sinh hoạt và gia cảnh gia đình mình. Đã có lần tôi hỏi ông nội liệu có phải cụ Tố dùng câu chuyện thất bại lều chõng của ông để viết nên cuốn sách hay không. Ông nội cười hiền từ thất bại lều chõng là của...
Không phải những tòa cao ốc, không phải tượng Nữ thần tự do, không phải phố Wall mà chính là Bảo tàng nghệ thuật New York mới làm choáng ngợp chúng tôi về sự giàu có xa hoa của nước Mĩ.
Đào và quất nườm nượp xuống phố. Mai vàng trong những chiếc thùng xe tải kín bưng từ trong Nam ngược ra bày khắp vỉa hè. Dù rằng những làng hoa ven nội đã mất dấu từ nhiều năm nay thì Hà Nội vẫn luôn là thành phố của hoa. Giống như dân phố tụ hội cuối năm ngày tết hoa cũng về họp mặt như những bạn bè...
Bạn Hà Nội từ thời nghèo túng giờ cũng đã khang trang nhà cửa. Quan trọng nhất là từ vài năm nay nhà bạn cũng đã nằm trong một quận mới. Cắt được chữ “huyện” trong địa chỉ cũng đã là được an ủi phần nào. Lũ chúng tôi lúc còn nhỏ sống ở trung tâm quận Hoàn Kiếm. Ngày mỗi một ly tán ra xa. Vĩnh viễn không...
Nem nắm là món ngon đặc biệt có ở hầu khắp đồng bằng Bắc bộ. Tùy theo thói quen gia vị của từng nơi mà có cách chế biến riêng biệt. Nhưng vật liệu để làm ra nó rất đơn giản chỉ gồm có thịt lợn nạc, mỡ phần, bì lợn và thính gạo rang. Nhưng cách làm muôn phần bí hiểm và trở thành nghề gia truyền...
Người gầy thời nào trông cũng toát lên vẻ thương tâm. Có những người gầy đã trở thành nhân vật dùng để ví von cảm thán. Tượng Phật Tuyết Sơn trong chùa là nhân vật điển hình cho việc gầy gò kham khổ. Trên tượng có thể đếm được toàn bộ xương cốt bên trong. Nhưng đó là hiện thân của Đức Phật Thích Ca khi...
Bóng đá TV bình đẳng cho mọi người. Thế giới ảo cuốn hút không chỉ lớp trẻ nhưng vẫn là ảo thôi. Chưa thấy ai ngủ gật trên sân vận động bao giờ. Khản cổ và ho thì có. Bóng đá ảo khác xa đời thật...
Có ông tiến sĩ ngồi tỉ mẩn tính toán ra rằng thành phố này mỗi năm phải bỏ ra nhiều chục tỉ đồng để khám chữa bệnh cho những nạn nhân của bụi. Khoa học tiến bộ đến thế là cùng. Định lượng được cả những thiệt hại nhỏ như hạt bụi khiến ai vô tư nhất cũng phải thấy giật mình…
Giống như chuyện quả trứng và con gà chẳng thể biết bụi hay đất có trước. Khoa học bảo Trái đất do cuộc kiến tạo hàng triệu năm từ bụi vũ trụ mà thành. Nhưng cũng chỉ là giả thuyết. Stephen Hawking - nhà bác học vật lý Anh - chẳng đã từng phát hiện lý thuyết lỗ đen vũ trụ và vụ nổ Big Bang để sau...
Bún chả có lẽ là món ăn duy nhất ở Hà Nội tồn tại vượt qua cả những ngày đói khổ. Những năm chiến tranh bao cấp hàng phở hàng bánh cuốn hàng cháo hầu như đóng cửa vì vi phạm đến chính sách lương thực. Riêng hàng bún chả vẫn còn. Dĩ nhiên bún là do nhà nước sản xuất. Có thể mang gạo đi đổi ở các tổ phục...
Bạn cho một mớ bút bi ngoại quốc. Ngại dùng bởi sẵn có tâm lý để dành thứ tốt chỉ dùng sau khi đã hết thứ thông thường. Vả lại cũng không có nhiều thứ để viết. Viết lách là chuyện chơi bời phù phiếm. Không ai bảo gi cũng không định trình bày ý kiến của riêng mình thì chữ nghĩa cứ nằm yên trong ống...
Chiếc bật lửa dùng dầu hỏa hẳn là phải được theo chân những người Pháp vào xứ Đông Dương cùng với xăng dầu. Người Việt còn gọi nó là cái “máy lửa” cho đến tận vài chục năm trước. Một cái “máy” thực sự hiện đại sau gần triệu năm cầm hai hòn đá đập vào nhau bắn lửa sang mớ bùi nhùi bông...
Xem trên kênh truyền hình Discovery thấy các nhà thủy sinh học Mỹ dùng chiếc ca nô máy lớn chạy băng băng trên dòng sông hoang vắng. Họ không dạo chơi cũng không nghiên cứu. Họ dùng cung tên tiêu diệt một loài thủy sinh mà họ gọi là cá chép châu Á. Loài cá đã được họ kết luận là động vật ngoại lai ăn...
Chẳng có hàng cà phê nào bây giờ không có những thứ nước giải khát khác bán kèm. Cái khác nhau là ở chỗ có hàng trưng biển có hàng không. Chữ “Giải khát” chen vào biển hiệu từ khi nào thế nhỉ? Chẳng cần phải nhiều tuổi lắm người Hà Nội cũng biết rằng sớm nhất nó được thêm vào từ ngày ra đời những quán...
Kể từ tổng đài 1.500 số thời mới tiếp quản Hà Nội với khoảng 600 thuê bao hàng tháng đến nay số lượng thuê bao cả cố định lẫn di động đã tăng gấp vài nghìn lần. Chẳng bao giờ có con số thống kê cụ thể bởi số thuê bao “ảo” nhiều vô kể. Và công dụng của điện thoại với công việc đã có nhiều biến tướng....
Ngày nhỏ tôi sống trong một ngôi nhà Pháp cổ ở Hà Nội được chia cho nhiều hộ gia đình sau hòa bình lập lại 1954. Chiếc cầu thang gỗ lim nằm sau tòa nhà chính mặt phố là cầu thang công cộng cho mấy gia đình ở tầng trên. Một cầu thang chế tạo xoắn góc đổi hướng rất ly kỳ mềm mại mà không hề nhìn thấy một...
Làm thế nào để sống chậm giữa một thành phố hơn sáu triệu con người suốt ngày đêm lục lọi xới tung lên từng ngõ phố? Một thành phố với bạt ngàn quán cơm văn phòng, đồ ăn fast food, chung cư cao ốc cầu thang máy, ipad mở ra truy cập mạng ở bất cứ đâu kể cả trên xe bus...
Qua Tết người Hà Nội tìm một quán cà phê vắng vẻ trên đường Ngọc Hà buổi sáng. Kê ghế ngồi ngoài vỉa hè ngắm lên những cây bằng lăng trụi lá. Những quả khô lốm đốm đen trong đám cành gầy guộc phong sương. Vài chiếc lá màu cam chói lọi ướt mưa phùn. Có con chim bạc má rét mướt đứng trên cành rỉa lông...
Trước hết, “công trình giả sử” này không thỏa mãn những người yêu sử mà chỉ là chuyện vãn quán bia thôi. Ở quán bia thường phải nói những chuyện giàu âm sắc, lớn âm lượng và ít nội dung thì mới mong tranh hơi được với thiên hạ…
Đồng 5 xu thời Việt Nam dân chủ cộng hòa là đồng tiền có mệnh giá lớn nhất trong các loại tiền xu. Gọi là “các loại” cho đầy đặn nhớ thương chứ thật ra chỉ có ba đồng xu tất cả. 1 xu 2 xu 5 xu. Thế nhưng chẳng hiểu sao ngày trước lại có thành ngữ “Tiểu thuyết ba xu” để rẻ rúng văn chương? Không có...
Bàn ghế ở chợ ở quán vỉa hè đêm đến người ta cũng vòng sợi dây xích dài khóa lại. Đồng hồ điện nước ở bên ngoài nhà dĩ nhiên phải khóa. Đây là chiếc khóa duy nhất trên đời chủ nhân của nó không được giữ chìa. Chiếc xe quét rác và những thùng rác công cộng cũng phải có xích khóa lại đàng hoàng. Vài cây...
Chuyến bay dài căng ngang nước Mĩ từ Washington D.C đến Las Vegas mất 5 giờ đồng hồ. Cộng thêm ba múi giờ nữa chỉ còn chênh lệch với Việt Nam 9 tiếng. Loay hoay chỉnh đồng hồ cho đúng với giờ địa phương thì lại gặp khó khăn khi xác định ngày. Gọi điện về nhà vẫn nhầm vào lúc nửa đêm. Hậm hực trách bạn...
Chợ Giời Hà Nội không bán gì khác ngoài những món hàng kim khí điện máy cả mới và cũ. Cả ngay và gian. Dĩ nhiên cũng có vô số quán nước chè bún bung phở xôi phục vụ cho những người đi chợ. Nhiều người đến chợ bán buôn không có chỗ ngồi cố định đành chọn các quán nước chè năm xu làm “cửa hàng” của...
Ở chợ làng không bao giờ người ta nói thách quá cao. Nói thách trong bán buôn chợ búa là một nét sinh hoạt đặc biệt không với mục đích lừa người mua. Người bán hàng tin rằng phải nói thách thì mới buôn may bán đắt. Và người mua cũng luôn mặc cả không phải với mục đích mua được của rẻ. Họ cũng tin rằng...
Đồng hồ cơ khí đến Hà Nội hẳn phải có nguồn gốc từ người Pháp mang sang hoặc người Việt mang từ Pháp về. Cửa ngõ đến với nền văn minh cơ khí châu Âu của người Việt ban đầu chỉ có thế. Trước khi có đồng hồ cơ khí, người Việt phải dùng đồng hồ cát hoặc đồng hồ nước có xuất xứ từ Trung Hoa...
Ông ngoại bàn với con gái nộp tiền cho cháu ngoại đi học bóng đá. Quá dễ. Hơn trăm nghìn một tháng mua được cả một hi vọng lớn. Thằng bé có thể trở thành ngôi sao bóng đá. Ít nhất thì cũng phải được như Hồng Sơn rê dắt ngoắt ngoéo hay Huỳnh Đức có duyên làm bàn trong bóng đá nước nhà.
Trong một chừng mực nào đó có thể hiểu chữ “Tâm” như một khẩu hiệu. Chỉ khác khẩu hiệu ở chỗ nó được người ta tự giác nêu lên vì nhu cầu bản thân. Không vì một cuộc vận động nhân tâm nào cả. Thế nhưng như một trò đùa. Chữ “Tâm” đôi khi có mặt ở những nơi không biết nên cười hay khóc?
Vài chục năm nay, có một câu hỏi mà tôi không sao trả lời được. Đó là mối quan hệ giữa văn chương và hội họa vì sao không còn khăng khít đồng điệu như vài chục năm trước đó?
Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè chẳng hiểu vì sao lòng người bỗng rộn ràng đến thế. Òa thức cùng với xôn xao lá cành. Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu. Những chiếc lá non đu đưa trong...
“Người mình làm sao í nhỉ?”. Đó là nhận xét của một bạn sống ở nước ngoài đã lâu vừa rồi về thăm Việt Nam. Bạn vô cùng thắc mắc về một thành phố lớn và văn minh như Hà Nội người ta vẫn cứ bấm còi vô tội vạ.
Như thế nào thì được gọi là một con đường vắng? Người Hà Nội từ lâu đã quên mất khái niệm ấy rồi. Con đường tuyệt đối vắng vẻ ngày xưa là phố Hỏa Lò chỉ có độc nhất một số nhà và ngôi nhà ấy cũng chỉ có người ra vào tuyệt đối hãn hữu.
Những cây cột đèn trong phố bây giờ đồng loạt mang một hình hài giản tiện đến mức chỉ còn như một khái niệm về “cái cột”. Tất cả bằng ống tôn trắng hình bát giác múp nhỏ phần ngọn. Nó đơn giản đến mức không còn ai ý thức về sự có mặt của nó giữa phố phường.
Sống sót kỳ diệu sau những trận bom Hà Nội, rất nhiều năm sau tôi vẫn không bỏ được thói quen làm việc gì cũng hết sức nhanh chóng đến mức có thể. Vẫn cứ ám ảnh cái chết thực ra rất gần khi công việc còn dang dở. Và luôn sực nhớ vào những ngày cuối năm. Như ngày xưa, mình sắp có thêm một năm nữa...
Rời Hà Nội trên đường cao tốc Thăng Long không phải qua những đoạn đông đúc chật chội Hà Đông, Mai Lĩnh, người đi ngỡ ngàng với con đường số 6 mới rộng mở thẳng băng hết tầm nhìn.
Chẳng nói thì ai cũng biết từ Hán Việt “nội trợ” được hiểu như thế nào. Đại khái nó nói về người đàn bà thành phố chuyên lo việc bếp núc gia đình, không có nhiều liên hệ lắm với thế giới bên ngoài. Thế nhưng mỗi thời, mỗi nơi mỗi khác.
Trong những ngày tháng sáu oi ả này khi bóng dáng quân xâm lăng đã tiến vào bờ cõi lòng yêu nước và ý chí quật cường của một dân tộc không chịu khuất phục đã bùng lên sẵn sàng đương đầu với ngoại xâm. Truyền thống ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Nó đã được hun đúc hàng nghìn năm và để lại những dấu...
Nhà trong ngõ nhỏ cửa đóng im ỉm suốt ngày. Mối liên lạc duy nhất với bên ngoài chỉ là tiếng động. Những ngày xuân mưa phùn ẩm ướt mới thoát được tiếng khoan, đục phá bê tông xây dựng. Năm nào cũng thế, nó hành hạ dân phố suốt mấy tháng gần tết.
Thời chiến tranh sơ tán dĩ nhiên dụng cụ thắp sáng duy nhất chỉ là đèn dầu. Có thêm chiếc đèn bão nhập từ Trung Quốc đúc nổi chữ Made in China trên vai bóng thủy tinh kẹp trong đai sắt. Bạn tôi ngồi học bài buổi tối bên chiếc đèn
Người già và trẻ con tốt nhất không nên ra đường. Đèn tín hiệu giao thông đã không còn “…nhảy múa như ngàn hoa” khiến người ta yêu quí nữa. Nó đang được nhìn bằng con mắt khác. Sốt ruột, bực bội. Có khi còn căm tức. Dù ai cũng biết, nếu không có nó chỉ vài phút thôi là con đường sẽ tắc nghẹt.
Chữ “địa chủ” mới trở thành xấu xí trong vòng hơn nửa thế kỷ nay. Trước đó là niềm tự hào của người nông dân cần mẫn tích cóp nhiều đời để có được sản nghiệp mà cũng là phương tiện sản xuất quan trọng nhất: ruộng đất.
Thứ bảy. Sương mù. Đã qua tiết sương giáng hơn một tháng rồi. Thực ra thì người thành phố bây giờ làm gì còn ai nghĩ đến ngày tiết trong năm. Tất cả trông chờ vào ông “dự báo thời tiết” trên truyền hình. Ông ấy bảo sao nghe vậy. Không nghe cũng vậy. Chẳng ảnh hưởng gì. Nắng mưa thì cũng đến mũ bảo hiểm...
Chẳng ai nói chính xác bao diêm ở nước ta có từ bao giờ. Chỉ biết đại khái người Pháp sang đô hộ xứ Đông Dương thấy dân bản xứ ngày ấy vẫn còn dùng đá lửa. Không phải viên đá lửa để cho vào bật lửa đâu nhé ! Nó chỉ là hai hòn cuội ráp đập vào nhau cho bắn tia lửa vào mớ bùi nhùi.
Ghế đá công viên vài năm qua đã có nhiều tiến bộ. Thêm được cái tựa lưng và hình thức cũng đỡ đi phần cục mịch thực dụng. Nhiều công ty nhà nước và tư nhân thỉnh thoảng tặng cho công viên những chiếc ghế mới. Một cách quảng cáo cho doanh nghiệp của mình và cũng là xã hội hóa một công việc ít được quan...
Cũng giống như nhiều người Hà Nội, tôi có một quê hương không phải là thành phố. Nó chỉ cách Tháp Rùa trên hồ Hoàn Kiếm dăm ba cây số theo đường chim bay. Nhưng để đến được ngôi làng quê tôi phải đi qua hai con sông lớn nhất Hà Nội. Sông Hồng và sông Đuống...
Quần áo dù được giặt bằng tay rất cao cấp như thế nhưng chúng vẫn nhanh hỏng. Đơn giản vì bị giặt quá nhiều. Rất hiếm khi mặc một chiếc quần dài được đến hai năm. Chỉ chừng hơn một năm là đã phải mang ra hiệu pich-kê lại đầu gối và hai bên mông. Đến hai năm thì phải cắt ống quay đằng trước ra đằng sau...
Hơn mười năm trước trên Nhật Tân vẫn còn một vườn đào khá nhỏ. Có lẽ cả vườn chỉ cưa được mươi lăm cành. Như thế cũng là đủ cho những người khách vào hàng tinh túy cao cấp nhất ở Hà Nội. Thêm nữa cũng chẳng biết bán cho ai. Ngày ấy hơn chục triệu một cành đào ở đấy là số tiền bán cả một vườn đào rộng...
Hệ thống khái niệm giò chả miền Bắc chia ra rất rõ rệt. Giò lụa là thứ làm bằng thịt lợn giã nhuyễn cho thêm nước mắm ngon gói lá dong hoặc lá chuối và luộc lên. Chả là thịt giã băm hay để nguyên cả miếng nướng hoặc rán vàng. Đơn giản thế thôi nhưng công nghệ chế biến giò lụa hết sức nhiêu khê phiền...
Người Hà Nội nương theo tiếng gọi từ ấu thơ trong lòng mình mà đi. Ngược mãi lên thượng nguồn sông Lô sông Hồng. Tháng ba lại bắt gặp những phù sa bãi bờ ngô non lấm tấm xanh. Những khoảng trời lành lặn nắng. Những gốc gạo hoang dã buông hoa sục sôi thắp lửa bến sông. Và tiếng đàn chim sáo ríu ran...
Sẽ không có gì để nói nếu như chỉ căn cứ vào tấm bản đồ. Cái đường chỉ đỏ vạch ra ranh giới Hà Nội với Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã vô cùng phức tạp nhưng đó chưa thực sự là Hà Nội cả về con người lẫn vùng đất.
Quán hoa ven hồ Hoàn Kiếm chẳng biết được xây dựng vào lúc nào. Cuối những năm ’50 thế kỷ trước nhìn nó đã cũ mặt tựa như nhà Bách hóa tổng hợp và Trung tâm thông tin đối diện bên phố Tràng Tiền. Quán hoa uốn mình cong cong dưới bóng một cây đa đại thụ bên góc hồ với lối kiến trúc đơn giản một tầng lợp...
Người Hà Nội đông lên gấp mấy chục lần so với giữa thế kỷ trước nhưng thực ra hình như lại vắng đi rất nhiều. Bắt đầu là vắng đi tiếng còi tầm Nhà Hát Lớn làm người ta lãng quên gần như ngay lập tức hình ảnh những con sư tử đá có cánh uy nghi án ngữ trên nóc nhà...
Có một thứ hàng xóm trong thành phố rất lạ. Chỉ có tiếng. Không có hình. Đó là hàng xóm ở sau lưng. Muốn biết họ là ai phải đi vòng sang con phố sau lưng nhà mình. Cũng chỉ áng chừng bằng khoảng cách không chính xác ngoài mặt phố. Áo quần phơi trên sân thượng lỡ bay sang thà chịu mất còn hơn đi tìm....
Kể từ khi Thomas Edison phát minh ra cái bóng đèn điện vào năm 1879, nhân loại đã có những bước tiến khổng lồ trong kỹ thuật chiếu sáng. Trải qua 135 năm không chỉ những dụng cụ chiếu sáng ngày một hoàn thiện thêm mà còn phải kể đến rất nhiều đồ điện được phát minh và đưa vào sử dụng rộng rãi
Chủ nhân của ngôi nhà gỗ cổ hai trăm năm tuổi trịnh trọng giới thiệu với đám khách thành phố về chơi những hoành phi câu đối treo khắp gian giữa. Ý nghĩa của nó là để răn dạy con cháu đời đời giữ lấy nghiệp nhà chữ nghĩa. Tổ tiên của người chủ là một vị khoa bảng thành công triều Nguyễn. Ngôi nhà gỗ...
Người ở Đà Lạt dù không muốn thì mở mắt ra là cũng thấy hoa rồi. Hoa trồng trong các vườn ươm trong những biệt thự. Hoa dại trên đường đi bờ rào nào cũng sẵn. Dường như với khí hậu được thiên nhiên quá ư chiều đãi ấy mọi loài cây cối đều muốn trổ hoa. Ở xứ ấy hoa hiện hình như một lẽ tất nhiên không...
Tháng sáu. Thành phố ngùn ngụt sắc phượng hồng. Những con đường bừng thức trên nền trời ngơ ngác xanh. Trên nền hoa bằng lăng lãng đãng xa xôi hờ hững tím. Mặt hồ in bóng những lùm hoa phượng nôn nao thắp lửa. Cơn gió trưa rải những cánh hồng lấp lánh chói ngập lối đi. Một sức mạnh vô hình níu kéo con...
Hoàng Su Phì không phụ tình yêu của những người cả lạ và quen. Những đỉnh núi bâng khuâng tím mờ hiện ra trên ngọn dải mây vắt qua thung lũng. Xe đi lên đỉnh đèo mù sương không rõ mặt người. Cảm giác thần tiên như lạc vào chốn thiên thai hạ giới.
Nước mình có mấy ngàn năm đun củi? Chẳng ai biết cả. Thật ngạc nhiên, thứ nhiên liệu nguyên thủy là củi gỗ mà người Việt vẫn dùng phổ biến cho đến tận bây giờ dù rằng từ hơn một thế kỷ qua đã tìm ra than đá và gần đây nhất là dầu lửa trên biển Đông của Việt Nam.
Những tưởng kim chỉ vá may là việc của đàn bà mà không phải thế. Cổ ngữ Việt gọi những người thợ lành nghề là “phó”. Bác phó mộc đóng đồ gỗ và làm nhà. Ông phó cối đóng cối xay lúa. Ông phó rèn đánh dao, kéo, liềm, hái. Ông phó may cắt may quần áo...
Có rất nhiều lý do để ngừng uống rượu. Và chỉ có một lý do để uống lại. Đó là nỗi buồn. Chẳng ai giống ai. Một lý do chiến thắng tất cả. Ngừng uống mấy ngày mỗi thằng đều thừa ra ít nhất một chai ở nhà. Họ mang đến quán. Lần lượt thưởng thức cho đến hết. Bù vào đúng bằng những gì thiếu hụt trong những...
Có dễ hơn một nửa nhân loại quan tâm đến hình ảnh của mình trong gương. Toàn bộ chị em phụ nữ và ít nhiều phần trăm đàn ông soi gương hàng ngày. Tất cả đều tin rằng cái hình ảnh rất phiến diện trong gương ấy là mình. Thực ra chỉ là mặt trước mặt của sự hướng tới. Ba mặt còn lại người khác mới thấy rõ...
Không nghi ngờ gì cả, cà phê là do người Pháp mang sang xứ Đông Dương thuộc địa. Từ cách rang xay pha chế cho đến cuối cùng là dạy người bản xứ trồng cây cà phê thương phẩm từ hơn một trăm năm trước vẫn chưa có gì thay đổi kể cả tên gọi theo tiếng Pháp.
Có phải cuộc sống đô thị thời hiện đại nhiều vui ít buồn? Hay con người quá bận bịu không còn đủ thời gian dành cho nước mắt? Hay nền điện ảnh Hàn Quốc bây giờ đã không còn những cốt truyện lâm ly chan hòa như hồi mới du nhập vào Việt Nam? Chẳng thể nào biết được.
Tàu điện vắng mặt đã hai mươi năm. Những người “leng keng tàu điện” cũng không còn thấy nữa. Một số đã khỏi bệnh. Số còn lại chuyển hẳn sang Trâu Quỳ sinh sống. Câu thành ngữ ấy cũng gần như vắng mặt trong ngôn ngữ phố phường. Thế nhưng dư âm của tiếng chuông leng keng tàu điện hình như vẫn còn vang...
Còn vài thứ dùng để chấm nhưng không ở dạng nước rất đặc biệt của người Việt. Miền núi có chẳm chéo, nậm pịa làm bằng bột tuốt ra từ lòng non con dê nấu lên với muối rắc hạt mắc khén dùng để chấm thịt cá. Đồng bằng và miền biển có mắm tôm. Mắm tôm về thành phố có nơi trở thành đặc sản.
Hẹn hò nhau mãi từ độ tháng ba, khi bằng lăng vừa mới đâm mầm ướt át trên mớ cành gầy guộc phong sương. Nhủ lòng kiên nhẫn đợi. Cuối tháng năm bạn mới thu xếp được thời gian đưa mình lên chơi Việt Trì. Giờ thì bằng lăng đã bồi hồi tím lịm trên khắp các ngả đường Hà Nội...
Cơn mưa ào xuống bất chợt. Không kịp về quán quen ngồi cà phê. Phải trú vội vào một quán lạ ven đường. Cái quán cà phê chăng đèn nhấp nháy ngày nào cũng đi qua nhưng vẫn lạ. Nó không bao giờ là lựa chọn của dân cà phê chân chính.
Hình như với người Á Đông và nhất là người Việt, hành trình trở về bao giờ cũng mang ý nghĩa thiêng liêng cao cả nhất. Đất nước mấy nghìn năm giặc giã chiến chinh có biết bao nhiêu con người không thực hiện được chuyến hành trình thiêng liêng nhất ấy.
Tóc đàn ông Việt bây giờ tuy không còn quy định khắt khe như hồi bao cấp nữa nhưng vẫn có những quy ước ngầm. Không hẳn là quy ước mà chỉ như một phân loại tương đối cho các hạng đàn ông trên đời. Để tóc thật dài buộc túm sau gáy dĩ nhiên chỉ có các văn nghệ sĩ.
Đi trong làng Cựu Vân Từ Thường Tín chợt nhớ đến se sắt sắc màu phố xưa Hà Nội. Cũng ngói nâu tường trắng ố rêu. Cánh cửa chớp bong sơn xộc xệch. Những cổng nhà lở lói lộ ra màu gạch mủn cam vàng. Cái thành phố đã từng có mặt suốt một đời tranh của danh họa Bùi Xuân Phái. Dù không có nhiều kiếm tìm...
Buổi sáng tranh thủ hơn một giờ đồng hồ chụp ảnh chợ phiên chủ nhật Mèo Vạc. Áo mới, váy hoa các thiếu nữ dân tộc thay vội trong ruộng ngô trước khi đến chợ vẫn còn rưng rưng vết gấp, sột soạt vải hồ. Tất giấy màu da chân thay cho “khử lau”(xà cạp)...
Bé nhất phải kể đến hạt vừng. Nó vừa là món ăn riêng biệt như kẹo vừng muối vừng vừa là phụ gia cho rất nhiều món khác. Thậm chí còn là câu thần chú linh nghiệm của anh chàng Ali Baba trong truyện Một nghìn một đêm lẻ: “Vừng ơi mở ra!”. Hạt vừng bé thế nhưng đã từng nuôi sống Đạt Ma sư tổ thứ 28 của...
Với nhiều người ở thành phố thì chiếc điện thoại di động là vật bất ly thân. Thậm chí ra đường có thể quên ví ở nhà mà không thể quên điện thoại. Chẳng biết từ bao giờ chiếc điện thoại trở nên quan trọng đến thế?
Ngày mưa ngồi nhà tự nhiên cứ nhớ đến chuyện ăn uống. Tất nhiên là ăn uống ở lứa tuổi của mình phần lớn chỉ dùng vào việc để nhớ mà thôi. Kiêng khem đủ thứ. Răng kém bụng yếu. Thế nhưng nhớ về món ngon thì vẫn đâu ra đấy chẳng sơ sểnh tẹo nào.
Nghe bồi hồi khắc khoải cơn mưa chưa đến chợt tan. Rất lâu rồi nước sông Hồng mới lao xao sóng đỏ đúng như tên gọi của nó. Bầu trời trĩu mây. Nắng vụng về ngượng nghịu thắp vội những ngọn vàng trên sóng nước. Hình như không phải ngẫu nhiên người Việt rất chuộng hai màu vàng đỏ.
Vẫn cứ phải chờ đến chớm heo may, Hà Nội mới thật sự vào thu dù đã được ăn hồng chín từ nửa tháng trước. Phố phường rộn rã không khí Tết Trung thu từ khá lâu rồi. Những sạp hàng bán bánh dẻo bánh nướng lòe loẹt giăng ra trên vỉa hè đường Giảng Võ, Cát Linh, Giang Văn Minh, Kim Mã vắng hoe.
Đám bạn thành đạt của tôi dạo này bắt đầu thỉnh thoảng nổi máu anh hùng hảo hán. Anh hùng là bởi chuyện rượu chè nhậu nhẹt nhẽ ra phải ở vào khoảng thời gian mươi năm trước, khi mà bộ máy sinh học những tim gan phèo phổi và hơn thế nữa vẫn còn tạm gọi là trai tráng...
Campuchia mùa mưa những con đường vắng lõng bõng nước chạy ngoằn ngoèo trong rừng thưa cỏ voi cao quá đầu người. Rừng đồng bằng. Không một dấu vết canh tác. Chỉ thỉnh thoảng thấy một đàn bò lông vàng bạc thếch không có người chăn dắt lững thững ven những bìa rừng trú mưa. Chúng tôi được phát mỗi người...
Lần đầu tiên trong đời đọc một cuốn sách có rất nhiều nỗi buồn lại đúng vào dịp Trung thu năm 1963. Thằng bé lên tám tuổi là tôi lúc bấy giờ vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Đó là cuốn Tản Đà vận văn. Cuốn sách có lẽ đã đi một vòng lịch sử trong hành trang của bố tôi khi người lên chiến khu Việt Bắc ...
“Đặc sản” là từ Hán Việt có nhiều năm tuổi trong ngôn ngữ giao tiếp và thư tịch nước ta. Nó nói về những sản vật đặc biệt của từng địa phương mà nơi khác không có. Từ điển tiếng Việt nào cũng giải thích như thế. Trong vài chục năm trở lại đây chữ “đặc sản” đã có những biến đổi về mặt ý nghĩa một cách...
Người xem sẽ đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi đến thăm Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô. Trước hết là về qui mô xây dựng và đầu tư trang thiết bị có thể sánh ngang với mọi phòng trưng bày hiện đại ở Hà Nội. Ông cựu chiến binh Đào Xuân Quang vừa là họa sĩ làng vừa là “Giám đốc bảo tàng” kể những...
Mất vài cây số đi đường tránh qua đèo Mã Phục xe lại tăng tốc trên con đường êm ái như ru. So với vài chục năm trước thì con đường là một đổi thay kỳ diệu nhất. Chỉ tiếc bóng dáng uy nghi chậm rãi của những cọn nước khổng lồ đã không còn. Hai chiếc cọn bé xíu còn lại nằm khuất sau bờ kè xây gạch trát...
Khu mua sắm Outlet cách New York hơn sáu chục dặm. Khoảng cách quá bình thường so với tốc độ xe chạy trên đường cao tốc. Chưa đầy một giờ đồng hồ, cậu sinh viên du học đã đưa chúng tôi tới nơi. Nắng chan hòa trên khu đất rộng được quy hoạch ngay ngắn như một công viên giải trí...
Đã gọi là thành phố lớn và nhất là thủ đô thì không thể nào tránh được việc các “ngôi sao” đủ mọi ban ngành tìm đến. Đơn giản vì ở các vùng miền sâu xa cánh tay truyền thông chưa đủ sức vươn tới. Học sinh vùng cao nhiều em còn phải đi bắt chuột để cải thiện bữa ăn hàng ngày thì từ “ngôi sao” với các...
Rét tháng chạp mang về hồi ức. Những phố phường Hà Nội xưa trong veo chậm rãi. Nhàn nhạt nắng trên những cành bàng hắt hiu vài chiếc lá đỏ. Nhàn nhạt mưa bụi giăng trên đường Yên Phụ trong vòm cây cơm nguội rũ lá chỉ còn những cành thưa tơ tóc. Gánh hoa trên làng Ngọc Hà đủng đỉnh xuôi con phố Tràng...
Mười người đỗ đạt ấy cùng với đức vua Lý Nhân Tông mở mang bờ cõi xây dựng một vương quốc Đại Việt hùng mạnh. Họ thật sự là những nhân tài của đất nước. Hiếm hoi nhưng đủ dùng. Hình như nhân tài mỗi thời nhiều nhất cũng chỉ nên đủ dùng. Thiếu nó, quốc gia lụn bại. Thừa, sinh ra rất nhiều thi cử...
Chiếc đài điện tử có mặt ở Việt Nam vào thời Pháp thuộc. Phải những gia đình khá giả mới sắm được. Giá trị của nó có thể so với một ngôi nhà của dân phố bình thường. Sau hòa bình vẫn còn một số gia đình Hà Nội giữ lại được những chiếc radio ấy.
Ngõ nhỏ Hà Nội không bao giờ cũ dần theo năm tháng mà ngược lại. Luôn luôn có người sửa chữa cơi nới nhà cửa. Phải rất lâu người Hà Nội mới hiểu rằng vì sao con ngõ mình ở không bao giờ bước chân được vào thi ca nhạc họa. Đó là nơi ký ức biến mất hoàn toàn chỉ sau khoảng mười năm thêm thắt. Nhưng cả...
Trẻ con thành phố là nỗi lo của tất cả các bậc phụ huynh. Nghỉ hè chỉ có mỗi cách ở nhà chơi với ông bà. Cụ ông cất răng giả ở nhà, “lẫm chẫm” mua đôi patin tập trượt với cháu. Cụ bà luyện cầu lông và cá ngựa để so tài. Tất cả chỉ nhằm mục đích tiêu hết khoảng thời gian tháng rưỡi nghỉ hè.
Cứ bảo “Khôn đâu đến trẻ...”. Trí khôn của người già xem ra cũng chỉ tròm trèm vừa đủ cho tuổi già. Và hình như mọi khôn ngoan nhanh nhẹn hữu ích đều đã dùng hết ngay từ khi còn trẻ?
Có 157 bài viết trong 2 trang. Bạn đang xem trang 1/2
  •  
  • 1
  •  
  • 2
  •  
Chia sẻ trên Facebook