CHÚC MỪNG NĂM MỚI !!! NICO-PARIS.COM - Không gian Văn hóa - Giáo dục & Dịch thuật Văn học - Espace Culture - Education & Traduction littéraire
Các bài viết của tác giả Đỗ Phấn
Không hiểu vì sao câu chuyện cổ tích Sơn Tinh - Thủy Tinh lại cứ luôn thiên vị một người. Đó là ông thần chiến thắng Sơn Tinh. Hình như người xưa đã biết bênh vực tuyệt đối không gian sống của mình.
Những hàng ăn bán suốt đêm ở khu phố ẩm thực và dọc đường Giảng Võ Láng Hạ dĩ nhiên bán rượu. Trai gái rủ nhau uống rượu khá đông vào lúc các bợm rượu đã về hết. Thường cũng chỉ gọi một nồi lẩu nghi ngút khói là đưa cay được đến sáng. Những tuyến phố đi bộ cuối tuần trong khu phố cổ bây giờ cũng cho...
Nước ta có bao nhiêu người đem sách đi tặng? Chẳng có ai nói với tôi chuyện này. Người nhận sách thì nhiều vô kể trong đó có tôi. Dù quyển sách có phải mua với giá rất cao ngoài thị trường cũng chả thấm gì so với công sức của người viết nhưng có vẻ như sách là món quà ít được mong đợi. Hay có lẽ cuốn...
Nếu như buổi sáng bạn mời mình đi du lịch Bến Tre hẳn là mình đã ngại ngần. Với mình, du lịch chỉ đúng nghĩa khi ra khỏi lãnh thổ hình chữ S mà thôi. Đã gọi là trên đất nước mình thì muốn đi chơi đâu chẳng được.
Thiết nghĩ những bình luận thuộc về con mắt mỹ thuật thể hiện trong chính văn của truyện đã là đầy đủ cho một cái nhìn, tôi chỉ muốn nhấn mạnh thêm ở đây một vài nét tương tác của chủ đề phân thân với chủ đề hàng đầu của cuốn tiểu thuyết này – về cảnh trạng lưỡng nan của hội họa đương thời...
Tám giờ sáng sương giăng mắc mờ mịt trên khắp những ngọn núi cánh rừng nguyên sinh Ba Bể báo hiệu một ngày thu nắng đẹp. Những vách đá trầm mặc lao xao lay động bóng nước in hình. Tiếng con chim khướu già giọng nỉ non hoang vắng như đưa chân người vào thẳm sâu bí ẩn những hang động náu mình trong vòm...
Lũ trẻ sống quanh Hồ Gươm vào khoảng những năm 60 thế kỷ trước thường rủ nhau xuống hồ tắm trộm. Phải vụng trộm vì có ít nhất hai mối đe nẹt thường xuyên. Phụ huynh ở nhà dĩ nhiên nghiêm cấm và công an quanh hồ cũng thế. Phải chọn lúc cả hai mối đe nẹt ấy cùng đang thiu thiu giấc nồng. Và trời thì không...
Bạn nhà văn rất bức xúc khi đọc trên mạng thấy có cô bé đạt điểm mười môn thi văn vào đại học khối D. Một bài văn đầy rẫy những nhầm lẫn về thẩm định, đánh giá tác phẩm và lỗi ngữ pháp. Lần này thì có vẻ như bức xúc của bạn là chính đáng...
Tháp Rùa tồn tại bởi lí do thẩm mĩ là chính. Vẻ đẹp của nó rất khó gọi tên. Không phải thứ thẩm mĩ rạch ròi Đông Tây Kim Cổ của kiến trúc. Cũng không phải vì kích thước áp đảo của một tòa cao ốc. Lại càng không phải di tích lịch sử gắn liền với những chiến công hiển hách của tiền nhân...
Mĩ thuật không phải là một ngành nghề quá quan trọng với người Việt. Cho đến tận 1925 nước Việt mới có trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do người Pháp sáng lập và trực tiếp đào tạo. Kể từ đó mới có khái niệm mĩ thuật hàn lâm để mà rộng đường giao lưu với thế giới. Gần 100 năm phát triển cho đến hôm...
Không biết chữ “chuyên nghiệp” được gắn cho ngành thể thao nước mình từ bao giờ? Ngày trước thể thao chỉ gắn với những khẩu hiệu đại loại như “Khỏe để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội”, hoặc “Toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương…”... Nói chung là thể thao quần chúng.
Tháng hai. Nước cạn. Kè đá bên hữu ngạn đầu nguồn sông Đuống ngổn ngang sụt lở. Mũi đất vùng ngã ba sông lộ ra một doi cát sắc lẹm khứa lên mặt sóng. Chẳng hiểu sao mấy người bạn cũng đồng ý với mình khi quyết định đi đò. Với họ chỉ đơn giản là sang sông về vùng quê Xuân Canh bên ấy.
Là sáng tạo của một thiền sư thơ Nhất Hạnh không nằm ngoài truyền thống thơ Thiền Việt Nam khởi đi từ thời Lý – Trần với Thiền sư Vạn Hạnh Thiền sư Mãn Giác… Những công trình khảo cứu của ông (Việt Nam Phật giáo sử luận Thả một bè lau…) cho thấy một trí huệ sâu sắc và uyên áo về truyền thống Thiền...
Chẳng cứ người Việt, hình như ở bất cứ đâu trên thế giới có người ăn gạo thì hẳn là phải có món cơm rang. Người Indonesia ở đảo Bali chiên cơm đổ ra đĩa lót lá. Cho thêm vào đó những món thịt bò, thịt gà nấu cay. Một tay vê cơm ăn một tay lau nước mắt.
Nico-paris.com: Tới thăm Paris nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế "trót" mê ngay nét duyên dáng của vỉa hè đường phố Paris làm nhà văn Đỗ Phấn bỗng chạnh lòng một thuở vỉa hè Hà Nội. Người ủy mị với nhan sắc Hà Nội thì nhiều nhưng sống cạn để cháy lòng với Hà Nội để từ tẩn mẩn yêu-thương-tiếc từng viên...
Đã bảy mươi nhăm năm kể từ khi bài thơ “Những ngày nghỉ học” của thi sĩ Tế Hanh ra đời. Tàu hỏa Việt Nam mới chỉ có duy nhất một tiến bộ đáng kể. Đó là thay chiếc đầu tàu hơi nước “Có chi vướng víu trong hơi máy…” bằng đầu máy diesel động cơ đốt trong.
Tiếng guốc rao đêm lắng đọng hồn phố xa xưa bền bỉ. Đến bây giờ chẳng còn mấy ai đi guốc nữa, chợt thấy cái cảm giác phố đêm thanh vắng cũng hư hao đi rất nhiều. Rất phản khoa học nhưng rõ ràng đó là thứ âm thanh đặc biệt làm nên đêm thành phố yên tĩnh...
Bạn hỏi tôi vì sao suốt đời cứ phải sống co ro rón rén đến vậy? Biết trả lời bạn thế nào ? Tôi là người ưa chuộng sự tiết kiệm. Ăn không muốn no quá biết đâu lại chẳng tiết kiệm được vài ba hạt gạo ? Uống không muốn say quá tiết kiệm được cả sức khỏe lẫn tiền. Mặc không dùng thứ sang trọng tiết kiệm...
Dù bạn có đọc đến thuộc lòng tất cả những lý thuyết văn chương Đông Tây Kim Cổ thì cũng chưa thể bắt tay vào viết tiểu thuyết nếu như chưa trả lời được câu hỏi ấy. Đơn giản vì tiểu thuyết là loại hình tự do sáng tạo vô bờ bến...
Không cứ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy. Con đường của hội họa luôn hình sin với biên độ ngày một nhỏ. Phần kém cỏi vươn lên và phần ưu tú, cũ mòn sẽ gặp nhau ở trục hoành.
Có 180 bài viết trong 9 trang. Bạn đang xem trang 8/9
Chia sẻ trên Facebook