CHÚC MỪNG NĂM MỚI !!! NICO-PARIS.COM - Không gian Văn hóa - Giáo dục & Dịch thuật Văn học - Espace Culture - Education & Traduction littéraire
Các bài viết của tác giả Đỗ Phấn
Người lái xe chở gạch thả anh và nàng xuống cửa khách sạn Gió Ngàn. Ngôi nhà diêm dúa với những gờ chỉ và hoa văn đắp nổi hệt một chiếc bánh ga tô bơm kem vụng về. Buổi sáng trên đường xuống đây anh đã bắt gặp một quần thể kiến trúc như vậy trên khu đất rộng bốn bề trống trải. Một ngôi trường đại học....
Những con phố nhỏ rợp tán lá bàng xanh Mai Hắc Đế Triệu Việt Vương Đội Cấn lại lâm vào thảm cảnh khác. Nhà đèn mắc dây điện đến đâu là cưa cụt ngọn đến đấy. Tìm một cây bàng lành lặn trong phố bây giờ là điều không thể. Nhưng vẫn còn may mắn hơn những cây xà cừ đại thụ cuối đường Bà Triệu. Người ta...
Về một nghĩa nào đó thì có lẽ chữ “xa nhà” chỉ nên dùng cho những người ở xa Tổ quốc. Họ mới thật sự là xa. Và không phải hễ cứ muốn là có thể về được. Nỗi nhớ nhà của người xa xứ vì thế cũng cồn cào gấp bội. Nhớ chồng con anh em. Nhớ cha mẹ ông bà. Nhớ họ hàng bạn hữu. Nhớ phố nhớ làng. Nhớ món...
Con người hiện đại thị dân là nơi có đầy đủ những tiện nghi nhất nhưng cũng là chốn đầy tăm tối mưu mô đố kị. Nhưng đô thị luôn là nơi quyến rũ đủ mọi tầng lớp người. Giải thích thế nào đây một nghịch lí như vậy? Những truyện ngắn của Lê Anh Hoài đã phần nào cho ta câu trả lời. Thành phố với tất cả những...
Vượt qua cây cầu Thị Nại dài nhất nước, xe chúng tôi đi qua Khu công nghiệp Nhơn Hội còn ngổn ngang đào đắp. Những đồi cát vàng ong dưới nắng mật cồn lên vài vũng gió dưới chân đám phi lao non ánh bạc. Không một bóng người, mùa xuân ở nơi đây là khoảng trời xanh đến chóng mặt.
Người Hà Nội mấy năm nay đã hầu như không còn cảnh đến nhà nhau chơi. Hẹn hò cả riêng lẫn chung đều ở quán xá hoặc điểm du lịch. Trai gái hẹn hò nhau ở các nhà nghỉ nhiều khi đến tận lúc mang em bé về nhà. Chẳng sao cả. Chỉ còn mỗi việc tổ chức đám cưới. Đã có đám cưới bố chú rể lên phát biểu bắt đầu...
Đi “phượt” hóa ra không phải là trò chơi mới được phát hiện của đám trẻ bây giờ. Trước công nguyên 145 năm bên Tàu có bác Tư Mã Thiên đã đi lang thang khắp đất nước từ khi còn trẻ tuổi. Về sau gặp họa Lý Lăng phải chịu tội cung hình bác ấy dùng kiến thức địa lý và văn hóa thu thập được từ ngày đi “phượt”...
Ai dám bảo văn hóa đọc hiện đang có vấn đề là hết sức thiếu bình tĩnh. Ở trên mạng có thể thấy người ta không chỉ đọc mà còn lăn xả vào tham gia làm báo...
Hà Nội năm nay Tết đến chắc đi tìm ốc ăn. Chỉ còn mỗi ốc chưa tăng giá...“Mồm bò mà không phải là mồm bò mà lại là mồm bò”. Câu đố dân gian chơi chữ vui nhộn ấy có lời giải là con ốc. Trẻ con ngày trước đứa nào cũng biết. Trẻ con thành phố bây giờ nhiều đứa không biết cả con bò và con ốc. Câu đố thất...
Chẳng phải chuyện “Nằm gai nếm mật” của Việt Vương Câu Tiễn thời xưa nằm trên bó gai sai Văn Chủng, Phạm Lãi dùng roi quất để nhắc nhớ đến nỗi nhục mất nước. Chỉ là việc hàng ngày của người hiện đại: đánh răng.
Lão bạn già nhìn chăm chú vào cốc bia sủi bọt đầy vơi tâm sự: được mùa phát minh ông ạ giờ thì 30% công chức “cắp ô” đã có đủ việc làm! Mình cãi công chức cắp ô là bởi họ có “ô” như tôi với ông quần quật dạy học làm báo lấy đâu ra “ô” mà cắp. Cứ yên tâm cống hiến cho đến hết đời và tin rằng “ô” chẳng...
Kể từ thời anh em nhà Lumière phát minh ra chiếc máy chiếu phim và chiếu bộ phim đầu tiên do chính họ quay Buổi tan ca của nhà máy Lumière ở Lyon vào năm 1895 đến nay cũng đã hơn một thế kỷ.
Những năm người phố về quê sơ tán mối quan hệ họ hàng dường như được hâm nóng lên. Người quê và người phố thường xuyên gặp gỡ nhau hơn. Và cũng có cơ hội giúp đỡ nhau nhiều hơn. Nhiều gia đình ở nông thôn đã cưu mang cả gia đình thành phố về ở ngay trong ngôi nhà của mình dù chẳng có họ hàng gì. Lúc...
Thành ngữ chỉ đám thanh niên chơi bời lêu lổng Hà Nội này có từ thập niên 70 thế kỷ trước. Thế nhưng nó lại được chính đám thanh niên ưu tú du học ở các nước xã hội chủ nghĩa mang về. Và đã gọi là thành ngữ thì không phân biệt ưu tú với đua đòi.
Vẫn còn được gặp ở quán rượu này hình ảnh một thời bao cấp nhếch nhác. Một cách trang trí hàng quán cố tình khơi gợi lại nỗi vất vả ngày xưa với bàn ghế bằng sắt. Những cột kèo tre nứa và mành treo tứ bề. Những chum vại lăn lóc góc nhà và bát đũa nhôm nhoam xếp trong những mẹt tre. Khói bếp thơm lừng...
Cái quạt hẳn phải là thứ có tuổi đời vào hạng cổ xưa nhất trong số những vật dụng mà loài người tạo ra. Khi khai quật những mộ thuyền vài nghìn năm tuổi các nhà khảo cổ còn tìm được dấu vết của chiếc quạt đan bằng cói. Nhưng dấu vết ấy chưa hẳn đã là tuổi thực của nó. Cho đến tận bây giờ ở một vài vùng...
Thói quen tốt đẹp văn minh thường phải mất nhiều công rèn luyện. Thói quen xấu cứ tự đến mà rất hiếm khi tự đi. Nó đến trong vô thức và nhiều khi đến từ cộng đồng. Mấy chục năm thị dân quen với việc xếp hàng mua bán ra vào những chốn công cộng. Giờ đây thói quen này chỉ còn được áp dụng ở một vài nơi...
Bắt đầu là một chương trình phát sóng trên TV. Vợ hét thất thanh gọi chồng vào xem, nhanh lên, hay quá! Thấy chồng còn chần chừ, vợ bồi tiếp, không phải phim Hàn Quốc đâu mà đã sợ! Chồng lừng khừng đi vào ngó lên cái màn ảnh nhập nhèm toàn vết tay trẻ con...
Một góc bình yên rêu phong tường cũ, ngói nâu cứ chờn vờn đâu đó rất gần trong tâm thức người Hà Nội. Giá như mãi mãi nội dung chính của những bức tường trong phố chỉ là rêu phong mà thôi? Như nó đã từng…
Với tập thơ l mảnh l mảnh l mảnh l Thơ đa ngữ l mới xuất bản của nhà thơ Lê Anh Hoài, ngoài việc thưởng thức 16 bài thơ bằng tiếng Việt, người đọc còn được xem các bản dịch qua 4 ngôn ngữ Việt khác và còn được thưởng lãm một ấn phẩm hết sức công phu về mặt thẩm mỹ...
Có 180 bài viết trong 9 trang. Bạn đang xem trang 7/9
Chia sẻ trên Facebook